Hiếm muộn do lạc nội mạc tử cung hiện nay ngày càng trở lên phổ biến. Việc phát hiện sớm lạc nội mạc tử cung giúp giảm thiểu nguy cơ hiếm muộn của phụ nữ đáng kể. Bài viết đề cập tới cách phát hiện lạc nội mạc tử cung và các phương pháp điều trị.
Mục lục
I. Phát hiện lạc nội mạc tử cung
Thường là kết hợp dấu hiệu đau bụng kinh dữ dội, với việc khám lâm sang và khảo sát cận lâm sang như xét nghiệm máu, siêu âm, chụp MRI, nội soi ổ bụng.
Hiện nay, siêu âm là phương tiện chẩn đoán phổ biến nhất, tương đối chính xác và rẻ tiền, nên đa số được chẩn đoán qua siêu âm. Nội soi ổ bụng (Laparoscopie) là phương tiện chẩn đoán chính xác, tuy nhiên, không dùng nội soi ở bụng chỉ để chẩn đoán vì khi nội soi ổ bụng, bệnh nhân phải được gây mê và chi phí rất cao.
II. Điều trị lạc nội mạc tử cung
- Đối với phụ nữ đã có đủ con: Có nhiều sự lựa chọn.
- Đối với phụ nữ chưa có con: từng trường hợp, tuỳ giai đoạn, có ảnh hưởng để chất lượng của buồng trứng hay chưa.
- Điều trị nội khoa: dùng thuốc: kháng viêm giảm đau (mức độ nhẹ), thuốc nội tiết uống hoặc tiêm.
III. Thuốc điều trị lạc nội mạc tử cung
Điều trị bằng thuốc uống
- Giảm đau kháng viêm, thuốc nội tiết viên
- Thời gian điều trị 4 – 6 chu kỳ
- Mỗi ngày mỗi uống
- Vì uống thời gian dài, nên dễ bỏ dỡ điều trị
- Chi phí thấp
Điều trị thuốc tiêm (GnRH đồng vận)
- Mỗi 4 tuần (1 chu kỳ) tiêm 1 mũi
- Thời gian điều trị cũng 4 – 6 chu kỳ
- Cần đến cơ sở y tế tiêm
- Chi phí điều trị rất cao
IV. Tác dụng của thuốc
Ở những trường hợp LNMTC giai đoạn trung bình trở đi, nên điều trị bằng thuốc tiêm. Có khoảng 30% – 40% trường hợp có thai sau khi tiêm thuốc đủ theo phác đồ điều trị. Tuy nhiên, việc dùng thuốc tiêm cần được theo dõi bởi bác sĩ điều trị một cách chặt chẽ. Có khoảng 5% bệnh nhân có dấu hiệu loãng xương nếu tiêm thuốc trên 6 chu kỳ.
Trong thời gian điều trị (4 – 6 chu kỳ) thuốc, nếu không thấy xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt cũng là hiện tượng bình thường vì đó là tác dụng chính của thuốc.
Điều trị nội khoa đã cho thấy khá hiệu quả trong chứng đau ở phụ nữ bị LNMTC.
V. Điều trị lạc nội mạc tử cung bằng phương pháp ngoại khoa
Một số tác giả cho rằng điều trị nội khoa trước khi phẫu thuật sẽ giải quyết “triệt để” các tổ chức mô LNMTC hơn là không điều trị nội khoa. Phác đồ tiêm thuốc kết hợp phẫu thuật sau đó sẽ tránh tái phát.
Trường phái khác cho rằng không cần thiết điều trị nội khoa trước, mà nên phẫu thuật.
Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tái phát:
- Sau 3 năm ~ 30%
- Sau 5 năm ~ 40% – 50%
VI. Điều trị hiếm muộn do lạc nội mạc tử cung
Khi phát hiện có LNMTC ở mức độ nhẹ, ở những phụ nữ còn trẻ, nên bắt đầu tích cực theo dõi cho có thai càng sớm càng tốt. Khi mà các tổn thương LNMTC chưa thâm nhiễm sâu làm tổn thương ống dẫn trứng, buồng trứng.
Kích thích nhẹ buồng trứng và thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) khi tinh trùng dừng trong giới hạn bình thường và 2 ống dẫn trứng còn thông thương. Tuy hiệu quả của phương pháp này chưa được chứng minh có hiệu quả rõ ràng, nhưng cũng được ghi nhận là ~ 7% có thai (Noujua Huttunen 2009)
Đối với phụ nữ lớn tuổi, có LNMTC trung bình đến nặng, nên có quyết định thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) ngay sau đợt 3 điều trị LNMTC (dùng thuốc tiêm hoặc phẫu thuật)
VII. Phẫu thuật lạc nội mạc tử cung và TTTON
Đối với LNMTC chưa gây viêm dính, sau khi phẫu thuật nội soi ổ bụng đúng kỹ thuật, có cải thiện tỉ lệ có thai (tự nhiên hoặc điều trị) và tỷ lệ sinh con sống.
Đối với những trường hợp LNMTC có gây viêm dính, thì nguy cơ có thể gặp sau phẫu thuật nội soi bóc nang LNMTC là lâm sang dính vùng chậu hoặc nặng nề hơn và có thể giảm dự trữ buồng trứng.
BS.Nguyễn Thị Ngọc Sương