Trong cơ thể vitamin D hiện diện dưới hai dạng: Vitamin D2 (ergocalciferol), vitamin D3 (cholecalciferol) đều do thực phẩm cung cấp và vitamin D3 nội sinh do tế bào da tổng hợp được từ tia cực tím của ánh nắng mặt trời.
Mục lục
Chúng ta biết rằng 50 – 70% nhu cầu vitamin D mỗi ngày được da tổng hợp từ tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Tất nhiên sự tổng hợp này còn tùy thuộc mùa hay nhiễm sắc tố của làn da và tuổi tác nữa (ở tuổi 20 tổng hợp nhiều gấp 3 lần tuổi 80). Thực phẩm cũng là nguồn cung cấp nhiều vitamin D như gan cá, sữa bò, lòng đỏ trứng, thịt… Sau khi ăn, thực phẩm vào cơ thể, vitamin D sẽ được hấp thu tại ruột non, rồi vào máu và dự trữ ở gan, cơ bắp và mô mỡ.
Đối tượng cần bổ sung vitamin D
- Trẻ sơ sinh và trẻ em ít ra ngoài nắng
- Phụ nữ đang mang thai, nhất là 3 tháng cuối thai kỳ đó là lúc thai nhi đang hình thành bộ xương.
- Người cao tuổi ăn ít và ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Người mắc bệnh đường tiêu hóa gây nên kém hấp thu vitamin D từ thực phẩm.
- Người mắc bệnh da cần phải kiêng ra nắng.
- Những người phải sử dụng thuốc chống động kinh lâu dài gây trở ngại cho sự biến đổi vitamin D trong gan.
Biểu hiện cơ thể đang bị thiếu vitamin D
- Ở trẻ: co giật, trẻ chưa biết đi khi đã 15 tháng tuổi. Trẻ thường bị mệt mỏi, đau khi chạy, đau ở xương, chân vòng kiềng.
- Ở Người lớn: mỏi cơ bắp, xương đau, đi lại khó khăn.
Biện pháp phòng ngừa thiếu vitamin D
- Tốt nhất là hàng ngày đi bộ đều đặn từ 20 – 30 phút dưới ánh nắng ban mai.
- Thay đổi khẩu phần ăn theo thực đơn giàu canxi và vitamin D, hoặc có thể bổ sung thuốc vitamin D.