Các nhà nghiên cứu từ Anh thử nghiệm hiệu quả của Vắc xin Pfizer và vắc xin AstraZeneca. Thông tin đăng trên medpagetoday.com giúp chúng ta có những cái nhìn đầu tiên về hiệu quả thực sự của hai loại vắc xin Covid-19 phổ biến hiện nay của Pfizer và AstraZeneca.
Cả vắc xin của Pfizer và AstraZeneca đều có hiệu quả trên bệnh lý COVID có triệu chứng của biến chủng B.1.617.2, hay còn gọi là biến chủng Ấn Độ, các nhà nghiên cứu tại nước Anh phát hiện.
Hai mũi tiêm của vắc xin Covid-19 của Pfizer có hiệu quả bảo vệ 87.9% (dao động từ 78.2% – 93.2%) trước biến chủng Ấn Độ, trong khi đó hai liều của vắc xin AstraZeneca có hiệu quả chống biến chủng khoảng 59.8%, theo báo cáo của Jamie Lopez Bernal, Giáo sư Sức khỏe cộng đồng Anh quốc tại Luân Đôn, cùng với cộng sự.
Hiệu quả của vắc xin sau khi tiêm 1 mũi đối với chủng B.1.617.2 (biến chủng Ấn Độ) thì đều khoảng 33% đối với cả 2 loại vắc xin nói trên.
“Đây là nghiên cứu đầu tiên báo cáo về hiệu quả của vắc xin với biến chủng Ấn Độ B.1.617.2,” tác giả viết.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng nghiên cứu xét nghiệm âm tính – chứng, với dữ liệu về tình trạng tiêm chủng từ tới 16 tháng 5 năm 2021 và xét nghiệm PCR từ 26 tháng 10 năm 2020 tới 16 tháng 5 năm 2021. Sau đó, các nhà khoa học sử dụng giải trình tự gen hoặc một thử nghiệm đặc hiệu để xác định biến chủng B.1.617.2 (biến chủng Ấn Độ) và B.1.1.7 (biến chủng Anh).
Các tác động của hai loại vắc xin được định nghĩa bởi các triệu chứng xuất hiện sau 21 ngày kể từ mũi tiêm thứ nhất cho tới mũi tiêm thứ hai được thwujc hiện, và 14 ngày sau khi tiêm mũi thứ hai.
Nhìn chung, 12,675 trường hợp được giải trình tự, 11,621 người mang biến chủng B.1.1.7 và 1,054 người mắc biến chủng B.1.617.2. Các trường hợp mắc biến chủng Ấn Độ có tỷ lệ nữ cao hơn, tỷ lệ cao hơn cũng nằm ở nhóm dân cư Ấn Độ hoặc Anh Ấn hoặc có nguồn gốc châu Á, cũng như những người nước ngoài (nước Anh) và mới mắc.
Hiệu quả kết hợp của hai loại vắc xin là 51.5% với biến chủng B.1.1.7. Tuy nhiên, sau hai liều vắc xin Pfizer, hiệu quả bảo vệ trước biến chủng B.1.1.7 là 93.4% (trung bình từ 90.4% – 95%) so với 66.1% (trung bình từ 54% – 75%) với hai liều vắc xin AstraZeneca.
Hiệu lực bảo vệ giảm của vắc xin AstraZeneca lớn hơn (OR 1.48, 95% Cl 1.18-1.87) so với vắc xin Pfizer (OR 1.17, 95% Cl 0.82-1.67).
“Phát hiện này cho thấy rằng hiệu quả của vắc xin giảm nhẹ,” tác giả viết. “Tuy nhiên, hiệu quả rõ ràng của cả hai loại vắc xin được ghi nhận ở mức độ cao sau khi tiêm đủ 2 mũi.”
Sự giới hạn trong dữ liệu bao gồm việc đây là một nghiên cứu quan sát, vì vậy các yếu tố gây nhiễm không được đo lường có thể xảy ra, như sự khác biệt về dân cư được tiêm từng loại vắc xin. Các nhà khoa học cũng ghi chú về mức độ nhạy cảm thấp hoặc tính đặc hiệu thấp của xét nghiệm PCR có thể khiến việc phân loại dương tính, âm tính nhầm.