1. Chất độc là gì?
Định nghĩa: chất độc là tất cả các chất có thể gây ra tồn thương, bệnh tật và tử vong. Định nghĩa ngày nay không bàn đến liều lượng của ngộ độc.
Mục lục
Theo quan điểm mới hiện nay như vậy, các trung tâm Chống độc trên thế giới đã thống nhất chia các chất độc thành các nhóm khác nhau:
Ngộ độc các thuốc dùng trong điều trị bệnh: ví dụ thuốc kháng histamine, thuốc kháng sinh, thuốc an thần giãn cơ, thuốc tim mạch, các thuốc tác động lên thần kinh trung ương các loại điện giải và lợi tiểu, các thuốc đường tiêu hóa, các loại hormone….
Ngộ độc các chất kích thích: (lạm dụng thuốc): amphetamine và các chế phẩm liên quan cocain, cần sa và các thuốc gây ảo giác, các loại ma túy tự nhiên và tổng hợp như ketamin.
Ngộ độc các hóa chất: hóa chất gây độc hệ hô hấp (carbon monocyde, cyanua, Hydro sulfua, ngộ độc khí than…), ngộ độc rượu và các chế phẩm liên quan (ethanol, methanol), các chất diệt khuẩn (acid, kiềm), các chất dùng trong gia đình (bột giặt), các kim loại nặng (nhôm, chì, arsen, thủy ngân, sắt, bari, flour, vv) các thuốc trừ sâu (trừ sâu, diệt côn trùng, diệt cỏ, diệt chuột)
Các chất độc trong tự nhiên: nguồn gốc thực vật như lá trúc anh đào, lá ngón, lá du mại. nguồn gốc động vật như: nọc rắn, ong, nhện, bọ cạp, các phần của cá nóc, mật cá trắm
Thảm họa: ngộ độc chất hóa học chiến tranh, chất diệt cỏ, vũ khí hóa học, do khả năng ngấm vào nguồn nước sâu và tồn tại trong thời gian nhiều năm.
2. Các nguyên nhân gây ra ngộ độc
Các nguyên nhân gây ra ngộ độc thường vô cùng phong phú và đa dạng. Phụ thuộc vào từng lứa tuổi, tâm sinh lý, tình trạng sức khỏe và đặc biệt là hoàn cảnh xã hội của người bệnh. Tuy nhiên, về căn bản nguyên nhân khác nhau giữa đối tượng là trẻ em và người trưởng thành.
2.1 Trẻ em: chủ yếu là tai nạn (nghịch rắn bị rắn cắn) hoặc nhầm lẫn (uống nhầm nước rửa bồn cầu vì nghĩ là nước uống)
2.1 Người trưởng thành
Nhầm lẫn: uống thuốc trừ sâu, xăng dầu, thuốc diệt cỏ… vì nhầm với đồ ăn, nước uống. Nguyên nhân nhầm lẫn thường là do chứa đựng hóa chất trừ sau, xăng dầu trong các chai, can, lọ có hình thức tương tự với các vận dụng chứa nước uống thực phẩm trong gia đình. Có thể do trời tối, thiếu ánh sáng không nhìn rõ nhãn mác. Có một số trường hợp sau rượu hoặc dùng chất kích thích uống nhầm khi không tỉnh táo.
Tai nạn: xảy ra trong khi lao động (bị rắn cắn khi đang cho rắn ăn, ong đốt khi đang chặt củi), hoặc tình cờ (đang ngủ bị nhện hoặc rết cắn, rắn bò qua người), hít phải carbonmonoxcid do ủ than tổ ong…
Dùng thuốc điều trị sai: tự ý dùng các thuốc mà không hiểu rõ về tác dụng của thuốc, hoặc liều lượng của thuốc gây quá liều: tự điều trị cai nghiện ma túy tại nhà gây hôn mê, biến chứng suy hô hấp; ngộ độc các loại thuốc nam hoặc rễ cây độc, dùng thuốc hạ sốt quá liều gây viêm gan và suy gan cấp, dùng thuốc chống viêm….
Cố ý – tự tử: đâu là một nguyên nhân phổ biến nhất của việc ngộ độc. Có thể xảy ra với hầu hết tất cả các loại chất độc từ thuốc điều tị đến các loại hóa chất, các loại chất độc có nguồn gốc tự nhiên.
3. Các biện pháp phòng tránh ngộ độc
Cách tốt nhất để dự phòng ngộ độc là nắm rõ các nguyên nhân có thể gây ra ngộ độc và bằng tất cả các biện pháp có thể để phòng tránh chúng.
Tuy nhiên để việc dự phòng có hiệu quả và dễ thực hiện Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai đưa ra các hướng dẫn dự phòng ngộ độc cụ thể như sau:
3.1 Bảo quản và sử dụng hóa chất an toàn
– Vị trí bảo quản thuốc và các sản phẩm hóa học dùng trong gia đình: Trẻ thường bắt chước, mô phỏng người lớn ngay cả việc uống thuốc do vậy nên bản quản thuốc ở các hộp có khóa, ở nơi trẻ không thể nhìn thấy hoặc ở tầm cao trẻ không với tới.
– Cách bảo quản hóa chất, chất có nguy cơ gây độc: trong các bình chứa ban đầu của chúng. Không sang chiết ra các chai lọ khác mà không có nhãn cảnh báo
– Đọc kỹ nhãn mác trước khi sử dụng theo hướng dẫn kèm theo các loại thuốc và sản phẩm hóa chất.
– Không để trẻ chơi gần khu vực đang sử dụng thuốc hoặc hóa chất. Nếu thấy trẻ em chơi xung quanh có thuốc hoặc hóa chất: cảnh giác mang thuốc và trẻ đến tư vấn bác sĩ chống độc hoặc tư vấn qua điện thoại.
– Đóng nắp, khóa kỹ các thuốc và hóa chất sau khi sử dụng.
– Sử dụng các biện pháp bảo hộ lao động tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất khi sử dụng như găng tay, mũ áo, khẩu trang chuyên dụng cho từng loại hóa chất.
3.2 Sử dụng thuốc an toàn hợp lý
– Để các thuốc ngoài tầm với của trẻ
– Quản lý chặt chẽ thuốc điều trị đối với các loại thuốc đặc biệt (thuốc hướng thần, tim mạch…) với các đối tượng đặc biệt (bệnh nhân tâm thần, rối loạn phát triển trí tuệ, trẻ em, người già)
– Không tự ý sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc từ câu cỏ mà không phải do nhân viên y tế khuyến cáo vì có thể chứa chất độc.
– Không sử dụng nội tạng động vật vì mục đích chữa bệnh không có cơ sở khoa học: mật cá trắm, mật rắn, rượu rắn…
3.3 Dạy trẻ cách hỏi mọi việc
chất độc co thể giống thức ăn hoặc nước uống. Dạy trẻ cách hỏi và xin phép người lớn trước khi ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.
– Không chơi đùa với các loại dộng vật hoặc côn trùng có thể gây độc như rắn, ong, rết, nhện, bọ cạp…
3.4 Giáo dục
người dân đặc biệt là giới trẻ có một lối sống lành mạnh, có sức khỏe cả về thể chất, tâm thần và xã hội, tránh xa xu hướng tiêu cực lạm dụng thuốc hoặc tìm đến các hình thức tự tử khác nhau.
Nếu bạn cần thêm các thông tin về ngộ độc hoặc nghĩ ai đó có thể bị ngộ độc, hãy gọi điện đến trung tâm chống độc để được tư vấn.
4. Xử trí ngộ độc
4.1 Các biện pháp sơ cứu tại chỗ
Ngộ độc theo đường ăn uống:
– Gây nôn trong 30 phút đầu nếu bệnh nhân tỉnh táo, chưa nôn, có thể hợp tác tốt.
– Không gây nôn trong trường hợp hôn mê, co giật, uống xăng dầu, acid, kiềm
– Uống than hoạt tính hoặc AnitpoisBMai.
– Đưa nạn nhân đến viện sớm và mang theo mẫu chất độc cũng như các bình chứa thuốc liên quan.
Rắn cắn:
– Băng ép và bất động toàn bộ chi bị cắn nếu bị rắn hổ cắn, rắn cạp nia, rắn hổ chúa cắn. Không băng ép nếu bị rắn lục cắn.
– Hạn chế vận động, đi lại nếu có thể.
– Nhanh chóng đến viện để được dùng thuốc giải độc. Không mất thời gian đi tìm thầy lang thuốc lá.
Ong đốt:
– Đặc biệt nguy hiểm nếu có: sốc phản vệ (ong mật) hoặc đốt vào vùng hầu họng gây phù nề, chèn ép, khó thở hoặc ong bò vẽ đốt với số lượng nhiều > 20 nốt hoặc trên cơ địa bệnh lý có sẵn như viêm gan, suy thận.
– Phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất nếu số lượng vết đốt nhiều hoặc có các biểu hiện bất thường như khó thở, phù nền nhiều, mệt mỏi không giải thích được, tiểu ít.
Hít phải hơi, khí độc:
– Người cứu hộ phải được an toàn khi vào cứu bằng các biện pháp bảo hộ như áo, mũ, khẩu trang, bình dưỡng khí nếu cần.
– Mở rộng cửa, quạt thông khí, giếng… trước khi cứu hộ giải phóng bớt khí độc.
– Đưa nạn nhân ra khỏi vùng nhiễm độc, đặt nơi thoáng khí, nới rộng, cởi bỏ quần áo nhiễm độc.
– Nếu ngừng thở: hỗ trợ hô hấp bằng thổi ngạt, bóp bóng Ambu. Phải chú ý một số khí có thể gây ngộ độc cho người thổi ngạt: khí carbon monocyde.
Chất độc qua da, qua mắt:
Với da:
– Cởi bỏ quần áo nhiễm độc
– Rửa da với nhiều nước xà phòng trong đến khi sạch. Dùng nước ấm nếu trời lạnh.
– Tránh để hóa chất lan ra vùng da lành hoặc lan sang người cứu hộ.
Với mắt:
– Nghiêng đầu về bên mắt bị nhiễm độc, tưới rửa mắt bằng nước sạch trong ít nhất 15 phút.
– Nạn nhân phối hợp bằng cách chớp mắt trong khi rửa, không dụi mắt.
Quan trọng nhất là phải nhanh chóng gọi điện tư vấn và khẩn trương đưa bệnh nhân đến khoa cấp cứu của các bệnh viện hoặc các Trung tâm chống độc.
Benh.vn