Hướng dẫn điều kiện xác định người bị phơi nhiễm với HIV thuộc 09/2005/TT-BYT NGÀY 28 THÁNG 3 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN ĐIỀU KIỆN XÁC ĐỊNH NGƯỜI BỊ PHƠI NHIỄM VỚI HIV HOẶC BỊ NHIỄM HIV DO TAI NẠN RỦI RO NGHỀ NGHIỆP
Mục lục
- 1 a. Người được xác định bị phơi nhiễm với HIV là người bị một trong ba tai nạn sau đây khi đang thi hành công vụ:
- 2 b. Sau khi bị lây nhiễm với HIV, chậm nhất là 36 tiếng, người bị phơi nhiễm với HIV phải đến cơ sở y tế nơi gần nhất để lấy mẫu máu và gửi về Phòng xét nghiệm HIV để tiến hành xét nghiệm HIV:
- 3 c. Điều kiện để xác định người bị phơi nhiễm với HIV:
Điều kiện để xác định người bị phơi nhiễm với HIV
a. Người được xác định bị phơi nhiễm với HIV là người bị một trong ba tai nạn sau đây khi đang thi hành công vụ:
– Bị kim, vật nhọn đâm, vật sắc cứa xuyên qua da hoặc làm da bị trầy xước, nứt nẻ mà những vật này đã tiếp xúc với máu, sản phẩm máu hoặc dịch cơ thể có nguy cơ lây nhiễm của người nhiễm HIV;
– Bị máu, sản phẩm máu, dịch cơ thể có nguy cơ lây nhiễm của người nhiễm HIV tiếp xúc trực tiếp với da bị trầy xước, nứt nẻ;
– Bị máu, sản phẩm máu, dịch cơ thể có nguy cơ lây nhiễm của người nhiễm HIV tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc.
b. Sau khi bị lây nhiễm với HIV, chậm nhất là 36 tiếng, người bị phơi nhiễm với HIV phải đến cơ sở y tế nơi gần nhất để lấy mẫu máu và gửi về Phòng xét nghiệm HIV để tiến hành xét nghiệm HIV:
– Nếu kết quả xét nghiệm của người bị phơi nhiễm Dương tính (+): Xác định người đó đã bị nhiễm HIV từ trước, không phải bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Trong trường hợp này, cơ sở y tế nơi trực tiếp phụ trách sức khỏe của người bị phơi nhiễm phải tư vấn sau khi xét nghiệm và thực hiện việc chăm sóc, điều trị như đối với những người nhiễm HIV khác.
– Nếu kết quả xét nghiệm của người bị phơi nhiễm Âm tính (-): Sau khi có kết quả xét nghiệm, cơ sở y tế nơi trực tiếp phụ trách sức khỏe của người bị phơi nhiễm phải tư vấn về điều trị dự phòng phơi nhiễm chống HIV và thực hiện việc lấy, gửi mẫu máu của người bị phơi nhiễm đến Phòng xét nghiệm HIV sau 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng để xét nghiệm HIV.
c. Điều kiện để xác định người bị phơi nhiễm với HIV:
– Có tổn thương do một trong các nguyên nhân theo quy định tại điểm a, Khoản 1, Mục II của Thông tư này.
– Có Biên bản tai nạn rủi ro nghề nghiệp (theo mẫu Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này). Biên bản này phải được lập ngay sau khi xảy ra tai nạn, có xác nhận của người làm chứng và được Thủ trưởng cơ quan nơi có người bị phơi nhiễm với HIV ký, đóng dấu xác nhận;
– Kết quả xét nghiệm HIV của nguồn lây nhiễm Dương tính (+) và kết quả xét nghiệm của người bị phơi nhiễm Âm tính (-).