Bệnh mắt hột có thể điều trị được theo hướng dẫn điều trị bệnh mắt hột của Bộ y tế ban hành. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý điều trị tại nhà vì các thuốc sử dụng cần theo hướng dẫn của bác sỹ.
Mục lục
Tổng quan bệnh mắt hột
Bệnh mắt hột là gì, tại sao bị bệnh mắt hột?
- Bệnh mắt hột (Trachoma) là một bệnh viêm mạn tính của kết mạc và giác mạc. Tác nhân gây bệnh là Chlammydia trachomatis. Trong giai đoạn hoạt tính, bệnh thể hiện đặc trưng bằng sự có mặt của hột, kèm theo thâm nhiễm tỏa lan mạch, phì đại nhú ở kết mạc và sự phát triển các mạch máu trên giác mạc.
- Bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi trẻ và kéo dài do bị tái nhiễm.
- Bệnh mắt hột liên quan chặt chẽ với điều kiện vệ sinh cá nhân và môi trường nên thường gặp ở những vùng nông thôn nghèo và vệ sinh kém. Bệnh mắt hột vẫn còn là nguyên nhân gây mù lòa.
Phân loại bệnh mắt hột theo Tổ chức Y tế thế giới
TF: viêm mắt hột-hột.
Có ít nhất 5 hột trên kết mạc sụn mi trên. Đường kính của hột ít nhất từ 0,5 mm.
TI: Viêm mắt hột mạch-thâm nhiễm.
Kết mạc sụn mi trên thâm nhiễm, dày đỏ. Thâm nhiễm che mờ trên nửa hệ mạch máu kết mạc sụn.
TS: Sẹo kết mạc.
Sẹo trên kết mạc, các đoạn xơ trắng nhỏ, dải sẹo, hình sao, hình mạng lưới.
TT: Quặm, lông xiêu.
Có ít nhất một lông mi cọ vào nhãn cầu hoặc có bằng chứng người bệnh mới nhổ lông xiêu.
CO: Sẹo giác mạc
Sẹo đục trên giác mạc che lấp một phần hay toàn bộ đồng tử.
Giai đoạn TF, TI: Là giai đoạn mắt hột hoạt tính, có khả năng lây lan.
Giai đoạn TS, TT, CO: Là giai đoạn mắt hột di chứn
Nguyên nhân gây bệnh mắt hột
Bệnh mắt hột gây ra bởi nguyên nhân nhiễm khuẩn. Các loại vi khuẩn gây bệnh mắt hột là Chlamydia trachomatis: Có nhiều type huyết thanh: A, B, C, D, E, K, F, G, H, I, J. Trong đó.
- Chlamydia trachomatis type huyết thanh A, B hoặc C: Lây truyền theo đường từ mắt sang mắt, lây truyền bệnh cho người khác và gây tiếp nhiễm cho người đã có bệnh.
- Chlamydia trachomatis type huyết thanh D, E, K, F, G, H, I: Lây truyền qua quan hệ tình dục, lây từ mẹ sang trẻ sơ sinh
Các biểu hiện của bệnh mắt hột
Triệu chứng của bệnh mắt hột
Có 4 tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh mắt hột khi thăm khám mắt.
- Có hột trên kết mạc sụn mi trên. Vị trí: Vùng trung tâm (Hột vùng góc: không có giá trị chẩn đoán, hột bờ trên sụn: nghi ngờ)
- Sẹo điển hình trên kết mạc sụn mi trên Sẹo có thể là những đoạn xơ trắng nhỏ, hình hoa khế hay hình sao, sẹo có thể là những dải dài cắt qua mạch máu.
- Hột ở vùng rìa cực trên hoặc di chứng hột (lõm hột).
- Màng máu ở vùng rìa trên giác mạc.
(*) Cần có 2 trong 4 tiêu chuẩn chẩn đoán. Ở những vùng mắt hột nặng, tỷ lệ cao chỉ cần 1 trong 4 tiêu chuẩn.
Các xét nghiệm cần để chẩn đoán bệnh mắt hột
Chẩn đoán tế bào học: Chích hột hoặc nạo nhẹ ở kết mạc sụn mi trên làm tế bào học có thể thấy:
- CPH (+).
- Tế bào lympho các cỡ (non, nhỡ, già).
- Đại thực bào Leber.
- Thoái hóa của tế bào.
Nuôi cấy Chlamydia mắt hột: Có thể nuôi cấy Chlamydia trong túi lòng đỏ trứng hoặc cấy vào các tế bào.
Điều trị bệnh mắt hột theo hướng dẫn của BYT
Dùng thuốc điều trị bệnh mắt hột
Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh mắt hột
- Chỉ dùng trong giai đoạn bệnh mắt hột hoạt tính.
- Cần điều trị cho người bệnh và cả gia đình của người bệnh bị mắt hột hoạt tính.
- Thuốc tra mắt: Thuốc mỡ: Mỡ Tetracyclin 1% buổi tối trƣớc khi đi ngủ liên tục trong 6 tuần.
- Thuốc uống: Azithromycin: Uống 1 liều duy nhất, uống 1 lần/năm, uống 1 lần mỗi ngày, uống 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn.
Liều lượng kháng sinh dùng điều trị bệnh mắt hột
Người lớn trên 16 tuổi: 1 lần 1g (4 viên 0,25g)/năm x 2 năm. Trẻ em từ 1- 4 tuổi: 20mg/1 kg cân nặng. Trẻ em từ 5-15 tuổi: 20mg/1kg cân nặng (uống thuốc viên).
Những ai không được dùng các loại kháng sinh trên điều trị bệnh mắt hột?
- Phụ nữ có thai, cho con bú.
- Trẻ dưới 1 tuổi và cân nặng dưới 8 kg. Người suy gan, suy thận nặng.
Điều trị dự phòng bệnh mắt hột
Theo tổ chức y tế thế giới: dự phòng mắt hột theo chiến lược SAFE, cụ thể như sau.
- S (Surgery): Mổ quặm sớm, không để biến chứng gây mù.
- A (Antibiotic): Điều trị kháng sinh những trường hợp mắt hột hoạt tính, nhằm tiêu diệt ổ nhiễm khuẩn và hạn chế lây lan.
- F (Facial cleanliness): Rửa mặt hàng ngày bằng nƣớc sạch.
- E (Enviroment): Cải thiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch.
Chỉ sử dụng nước sạch trong sinh hoạt
Tóm lại, điều trị bệnh mắt hột không phức tạp, tuy nhiên, nếu không điều trị sớm bệnh mắt hột có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho mắt, giảm thị lực. Do đó, phòng ngừa bệnh là điều rất quan trọng, vệ sinh sạch sẽ. Bệnh nhân cũng không được tự ý điều trị bệnh mắt hột. Nếu thấy cộm trong mắt hoặc nghi ngờ bệnh mắt hột, hãy tới cơ sở chuyên khoa mắt để được bác sỹ tư vấn điều trị cụ thể.
Phan huy liêm đã bình luận
Tôi bị mắt hột lâu năm hay lên ở cả 2 mắt mong bác sĩ giúp đỡ