BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số: 12/2014/TT-BYT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
HƯỚNG DẪN
Tổ chức buổi tiêm chủng
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1731/QĐ-BYT ngày 16/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. Chuẩn bị trước buổi tiêm chủng
1.1. Lập kế hoạch buổi tiêm chủng
– Lập kế hoạch tổ chức buổi tiêm chủng không quá 50 đối tượng/1 điểm tiêm chủng/1 buổi tiêm chủng (1 cơ sở tiêm chủng có thể có nhiều điểm tiêm chủng). – Rà soát danh sách đối tượng cần tiêm chủng từng loại vắc xin trong tháng để tính số buổi cần tổ chức tại từng điểm tiêm như sau: Số buổi tiêm chủng cần tổ chức = Số đối tượng/(50 x số điểm tiêm chủng).
– Tại mỗi điểm tiêm chủng cần có bảng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên. – Dự trù vật tư, trang thiết bị sử dụng cho buổi tiêm chủng theo Phụ lục 1 của Hướng dẫn này.
– Đối với việc tiêm chủng vắc xin trong Tiêm chủng mở rộng:
+ Tùy thuộc vào số đối tượng tiêm, địa phương tổ chức liên tục các buổi tiêm chủng để tiêm hết số đối tượng.
+ Xác định và thông báo thời gian tiêm chủng cho từng nhóm đối tượng hoặc từng thôn, bản, ấp.
+ Đối với các trường hợp trì hoãn tiêm chủng thì phải sắp xếp tiêm bổ sung ngay trong tháng.
1.2. Bố trí, sắp xếp cơ sở tiêm chủng cố định
– Theo quy định tại Điều 5, Thông tư số 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn sử dụng vắc xin trong tiêm chủng – Bố trí điểm tiêm chủng theo quy trình 1 chiều theo nguyên tắc sau:
- Bàn khám
- Bàn đón tiếp, hướng dẫn
- Chỗ ngồi chờ trước tiêm chủng
- Bàn ghi chép, vào sổ
- Bàn tiêm chủng
- Sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng
- Chỗ ngồi theo dõi sau tiêm.
- Tiêm chủng
– Có sơ đồ hướng dẫn quy trình 1 chiều để người đến tiêm chủng dễ dàng thực hiện theo các bước trong quy trình.
– Riêng đối với điểm tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh tại các cơ sở y tế có phòng sinh thì phải thực hiện theo Điểm đ Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ Y tế.
1 1.3. Bố trí, sắp xếp điểm tiêm chủng lưu động – Điểm tiêm chủng lưu động phải tuân thủ các quy định tại Điều 6, Thông tư số 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ Y tế. 1.4. Các tài liệu tối thiểu cần có tại mỗi cơ sở tiêm chủng
– Có đầy đủ các tài liệu chuyên môn và hồ sơ theo quy định tại điểm c, Khoản 2, Điều 5 và Khoản 1, Điều 28 Thông tư số 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ Y tế.
– Các áp phích, tờ rơi hướng dẫn các bước thực hiện tiêm chủng, lịch tiêm chủng, theo dõi, chăm sóc, xử trí phản ứng sau tiêm chủng treo, dán trên tường tại nơi thực hiện tiêm chủng để cán bộ y tế và bà mẹ có thể đọc, xem được.
– Các áp phích, tờ rơi khác (nếu có).
1.5. Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, biểu mẫu tiêm chủng Trang thiết bị thực hiện tiêm chủng theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 Thông tư số 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ Y tế, bao gồm:
– Nhiệt kế theo dõi nhiệt độ bảo quản vắc xin.
– Bơm kim tiêm (BKT): loại 5ml, loại 0,1 ml, loại tự khóa 0,5ml.
– Bông khô, bông có cồn, cồn 70 độ, panh, khay, cưa lọ vắc xin, khăn sạch trải bàn tiêm.
– Hộp an toàn, thùng đựng rác, túi hoặc hộp đựng vỏ lọ vắc xin.
– Giấy bút, bàn, ghế, biển chỉ dẫn.
– Nhiệt kế đo thân nhiệt, ống nghe.
– Xà phòng, nước rửa tay.
– Hộp chống sốc: Có đầy đủ cơ số thuốc còn hạn sử dụng, dụng cụ cần thiết.
– Sổ tiêm chủng trẻ em, phụ nữ, phiếu/sổ tiêm chủng cá nhân. 1.6. Sắp xếp bàn tiêm chủng
– Nguyên tắc: sắp xếp các dụng cụ trong tầm tay và thuận tiện cho cán bộ y tế khi thao tác.
– Trên bàn tiêm chủng gồm có các thiết bị cần thiết cho việc bảo quản, tiêm/uống vắc xin như: Phích vắc xin, dung môi, bơm kim tiêm, cưa lọ vắc xin, khay đựng panh, panh, lọ đựng bông khô và lọ đựng bông có cồn, hộp chống sốc, bút. Không để thuốc hoặc dụng cụ đựng bệnh phẩm trên bàn tiêm.
– Hộp an toàn, túi hoặc hộp đựng vỏ lọ vắc xin đặt phía dưới bàn.
– Thùng rác đặt phía dưới bàn.
– Ghế ngồi của cán bộ y tế và của người được tiêm chủng.
2. Trong buổi tiêm chủng
2.1. Khám sàng lọc và chỉ định tiêm chủng
– Đối với trẻ em thực hiện theo “Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em” ban hành theo Quyết định số 04/QĐ-BYT ngày 02/01/2014 của Bộ Y tế.
– Đối với người lớn cần hỏi tiền sử bệnh tật, tiền sử dị ứng, tiền sử tiêm chủng trước đây, quan sát toàn trạng, hỏi tình hình sức khỏe hiện tại.
2 2.2. Tư vấn tiêm chủng
– Thông báo cho người được tiêm chủng hoặc cha, mẹ, người giám hộ của trẻ về loại vắc xin được tiêm chủng lần này để phòng bệnh gì và số liều (mũi) cần tiêm chủng.
– Tư vấn cho gia đình, người được tiêm chủng về tác dụng, lợi ích của việc sử dụng vắc xin và những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng.
– Giải thích những phản ứng có thể xảy ra sau tiêm chủng:
+ Các phản ứng thông thường: sốt nhẹ từ >37oC