Y học với những phát minh tiên tiến, ý tưởng táo bạo đã mang lại lợi ích lớn lao cho người bệnh và cộng đồng. Thay vì bỏ chi phí hàng triệu USD chế tạo bộ phận nghe (tai) cho những người bị tai nạn, khuyết tật…Giờ đây các nhà khoa học đã sáng tạo ra những chiếc tai mới từ những lát táo hay lõi táo thông thường mà chúng ta ăn hàng ngày.
Cách các nhà khoa học tiến hành
Nhà sinh học người Canada – Andrew Pelling thực hiện dự án “không tưởng” – trồng tai người từ những lát táo đơn thuần. Đầu tiên, Andrew Pelling và nhóm chuyên gia tách toàn bộ tế bào và ADN của một trái táo bình thường, sau đó cấy tế bào của người vào đó. Sản phẩm tạo ra chính là lớp cellulose này.
Bạn có nghĩ những chiếc tai này được làm ra từ các lát táo không?
Sau đó, các chuyên gia cấy vào đó tế bào của động vật có vú. Theo thời gian, các tế bào sẽ tự nhân lên, lấp đầy các vách khung và sản phẩm sẽ được khoét theo hình dạng vành tai rồi bổ sung tế bào người vào đó.
Trên thị trường,các vách tế bào có rất nhiều nhưng được bán với giá thành khá đắt (nguyên liệu lấy chủ yếu từ động vật, tử thi…)Tuy nhiên, Pelling sử dụng những lát táo – một nguyên liệu bình thường với giá thành rẻ, tiện lợi để thay thế đã khiến các chuyên gia cùng ngành nể phục.
Sau khi nghiên cứu, Pelling đã tiến hành thử nghiệm và cấy ghép bộ phận lên cơ thể của chuột. Kết quả, những cá thể chuột không xảy ra bất kỳ phản ứng miễn dịch bất lợi nào. Trong vài tháng sau, cơ thể của cá thể chuột dường như thích ứng hoàn toàn với bộ phận cấy ghép kia.
Hy vọng của nghiên cứu tạo ra
Với thành công trên, các bác sĩ thuộc bệnh viện ở Ottawa sẽ tiếp tục nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật này vào cơ thể người và tin tưởng vào tiềm năng mà cellulose đem lại.
Ngoài ra, nhà sinh học còn để ý tới măng tây chữa trị các chứng bệnh liên quan đến cột sống. Nếu dự án này thành công, đó sẽ là bước ngoặt, cuộc cách mạng lớn của nền y học, vì cột sống vốn là bộ phận cực kỳ khó chữa trị hiện nay.
Benh.vn (Theo BusinessInsider)