Theo tự nhiên, con người sinh ra từ tử cung người mẹ, đối với một số trường hợp đặc biệt như ngôi ngược, không có cơn co, cổ tử cung nhỏ, dị tật tử cung…các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp sinh mổ. Tuy nhiên, ngày nay phương pháp sinh mổ đã bị lạm dụng, thậm chí trở thành trào lưu với mục đích tìm ngày đẹp, giờ đẹp cho con, giảm đau đớn hoặc cho đỡ xấu tầng sinh môn…mà phái nữ không biết rằng rất nhiều nguy cơ đang rình rập cả thai nhi và người mẹ.
Mục lục
Ngược dòng thời gian cách đây 20-30 năm, tỷ lệ số ca sinh mổ chỉ chiếm khoảng 10-15% thì ngày nay con số này đã tăng lên 25-30%, thậm chí ở một số quốc gia con số này đã lên tới trên 50% kèm theo một số chấn thương cho nhũ nhi.
Theo thống kê, mỗi năm tại Anh có khoảng 3.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chấn thương do đẻ mổ. Ở Việt Nam tháng 6/2016, một em bé sau khi sinh cũng bị chấn thương ở đầu, vì vậy các bà mẹ cần có nhận thức về rủi ro vô cùng đáng tiếc xảy ra cho em bé từ các ca sinh mổ trên thế giới.
Dụng cụ phẫu thuật rơi rách trán
Trong một ca mổ đẻ vào năm 2009, do sơ suất nên một y tá đã để rơi dụng cụ trong quá trình sinh mổ. Hậu quả để lại là vết sẹo dài kéo từ lông mày đến chân tóc của bé Matthew Watson.
Y tá làm rơi dụng cụ phẫu thuật vào trán em bé.
Sản phụ Wendy Watson kể lại “Khi ca sinh mổ đang diễn ra, các bác sĩ đột nhiên la hét người đồng nghiệp đứng đối diện. Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra, một giờ sau sinh gặp lại con thấy bé có vết thương trên trán. Hóa ra người y tá này đã làm rơi dụng cụ lên đầu con tôi.” Sau khi sự việc xảy ra, các bác sĩ đã đến xin lỗi, khóc vì hối hận, tuy nhiên vết sẹo trên trán Matthew vẫn theo bé suốt cuộc đời.
Dao mổ đẻ rạch trúng đầu
Vào ngày 5/6 tại bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng Việt Nam, một em bé đã bị bác sĩ mổ đẻ rạch trúng đầu. Theo báo cáo, sản phụ Trần Thị Thanh Lan, 29 tuổi ở xã Trạm Hành, thành phố Đà Lạt, bị vỡ ối non, hết ối nên đầu thai nhi gần sát với đầu tử cung. Khi tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ đã dùng kéo để tách cơ tử cung, khi mũi kéo tiếp xúc với da đầu thai nhi gây nên vết thương dài 2cm trên tai, độ sâu 0,5mm, có rớm máu, không mất máu.
Em bé bị bác sĩ mổ đẻ trúng đầu xảy ra vào ngày 5/6 tại bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Khi sự cố không mong muốn xảy ra, các bác sĩ đã khâu luồn một mũi bằng chỉ tiêu. Rất may, vết thương không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé do vết thương nông, không mất máu. Sau sự việc không may, bác sĩ Nguyễn Hải Lê, người trực tiếp mổ đẻ cho sản phụ đã trực tiếp thông báo cho sản phụ Trần Thị Thanh Lan và giải thích về vết thương trên. 20 ngày sau ca mổ, sức khỏe của em bé đã có tiến triển tốt nhưng vẫn đang được các bác sĩ theo dõi sát diễn biến sức khỏe.
Vết rạch đúng vào má bé sơ sinh
Tại Canada vào năm 2009 cũng xảy ra rủi ro do sinh mổ gây ra. Trong khi phẫu thuật sinh mổ, bác sĩ đã vô tình rạch mũi dao hết toàn bộ một bên má bé gái. Nguyên nhân sau đó được biết là do vị bác sĩ này quá nôn nóng, vội vàng thực hiện phẫu thuật để trở về với kỳ nghỉ của gia đình.
Em bé bị rạch trúng má khi mổ đẻ.
Chỉ một phút lơ là, bất cẩn vị bác sĩ đã để lại một vết sẹo đến hết cuộc đời của một con người, làm đau đớn cho nhũ nhi và quặn lòng cả các bậc làm cha, làm mẹ.
Tương tự, bé Jeremy (ở Canada) cũng bị một vết thương trên trán do dao mổ đẻ gây ra.
Một em bé Mpumalanga, Nam Phi cũng bị thương trong quá trình đẻ mổ
Lời kết: Từ những tai nạn đáng tiếc kể trên cho thấy các bậc làm cha, làm mẹ nên lựa chọn phương pháp sinh phù hợp với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, tuyệt đối không theo trào lưu mà lạm dụng sinh mổ để tránh những dằn vặt cho cha mẹ và vết sẹo theo con trẻ suốt cuộc đời.