– Khai thông đường thở là một thủ thuật cấp cứu rất quan trọng đối với bác sĩ và nhân viên y tế làm cấp cứu nhằm đảm bảo oxy và thông khí đầy đủ cho người bệnh (NB) điểm quan trọng nhất của chăm sóc đường thở là bảo vệ đường thở, giải phóng tắc nghẽn và kỹ thuật hút đờm dãi.
Mục lục
– Các thủ thuật khai thông đường thở có thể rất đơn giản như thay đổi tư thế đầu NB (kỹ thuật ngửa đầu nâng cằm, ấn giữ hàm).
– Khai thông đường thở là một ưu tiên số 1. Khai thông bằng tiến hành thông khí miệng – miệng hoặc bóp bóng Ambu.
– Cuối cùng là các biện pháp bảo vệ đường thở khác như đặt canuyn miệng, đặt nội khí quản, hoặc mở khí quản…
KỸ THUẬT KHAI THÔNG ĐƯỜNG THỞ
1. Tư thế người bệnh
– Khi NB trong tình trạng không đáp ứng như hôn mê sâu, ngừng tuần hoàn.
– Nhanh chóng phát hiện chấn thương cổ hoặc có chấn thương cột sống để NB ở tư thế nằm ngửa đầu bằng.
– Nếu NB đang nằm nghiêng hoặc sấp thì dùng kỹ thuật “lật khúc gỗ” (lật đồng thời cả đầu, thân và chân tay cùng lúc) để đưa NB nằm ngửa.
– Khai thông đường thở bằng một – trong hai cách: ngửa đầu – nâng cằm nếu không có chấn thương cột sống cổ hoặc ấn giữ hàm nếu nghi ngờ có chấn thương cột sống cổ.
– Kỹ thuật này chủ yếu do nhân viên được huấn luyện thực hiện.
– Một nguyên nhân thường gặp nhất gây tắc nghẽn đường thở là tụt lưỡi, chỉ áp dụng một trong hai cách trên là có thể đã đủ kéo lưỡi về phía trước làm đường thở thông thoáng và đã phần nào giải phóng được đường thở.
– Trong các trường hợp khác đặt NB ở tư thế (Fowler) như suy hô hấp, tai biến mạch máu não, phù phổi cấp, tăng áp lực nội sọ mà không có rối loạn về huyết động.
2. Xử trí tắc nghẽn đường thở
– Việc phát hiện sớm tắc nghẽn đường thở có tính quyết định.
Các dị vật có thể gây tắc nghẽn đường thở một phần hoặc hoàn toàn:
– Tắc nghẽn một phần.
- Trao đổi khí cổ thể gần bình thường, NB vẫn tỉnh và ho được, cần động viên NB tự làm sạch đường thở bằng cách ho.
- Nếu vẫn còn tắc nghẽn, trao đổi khí xấu đi, NB ho không hiệu quả khó thở tăng lên, tím tái và cổ biểu hiện suy hô hấp thì cần can thiệp cấp.
– Tắc nghẽn hoàn toàn: NB không thể nói, ho, thở, hôn mê và cần được cấp cứu ngay.
– Nếu các cố gắng điều chỉnh tư thế NB thất bại hoặc thấy có dị vật ở miệng, hầu thì áp dụng các biện pháp sau:
Nghiệm pháp Heimlich
Ép vào vùng thượng vị nhanh làm đẩy cơ hoành lên trên gây tăng áp lực lồng ngực và tạo một luồng khí mạnh tống dị vật ra khỏi đường thở.
Tiến hành:
- Nếu NB đang ngồi hoặc đứng: nhân viên cấp cứu đứng sau NB và dùng cánh tay ôm eo NB, một bàn tay nắm lại, ngón cái ở trên đường giữa, đặt lên bụng hơi trên rốn – dưới mũi ức. Bàn tay kia ôm lên bàn tay đã nắm và dùng động tác giật (để ép) lên trên và ra sau một cách thật nhanh mạnh và dứt khoát. Lặp lại động tác trên tới khi giải phóng được tắc nghẽn.
- Khi NB hôn mê: đặt NB nằm ngửa, mặt ngửa lên trên, nếu nôn để đầu NB nghiêng một bên và lau miệng. Người cấp cứu quỳ gối ở hai bên hông NB, đặt một cùi bàn tay lên bụng ở giữa rốn và mũi ức, bàn tay kia úp lên trên, đưa người ra phía trước ép nhanh lên phía trên, làm lại nếu cần.
- Khi chỉ một người cấp cứu và phải ép tim, hô hấp nhân tạo thì quỳ gối ở một bên cạnh hông NB để dễ di chuyển và dùng tay ép như trên. Nếu có hai người một người hô hấp nhân tạo và ép tim, một người làm nghiệm pháp.
- Nếu chỉ có một mình nạn nhân: tự ép bụng bằng cách ấn nắm tay lên bụng hoặc ép bụng vào các bề mặt chắc như bồn rửa, lưng ghế, mặt bàn.
- Sau mỗi đợt ép bụng: dùng 2 đến 3 ngón tay để móc khoang miệng kiểm tra. Sau khi lấy được dị vật hô hấp lại cho NB, nếu có kết quả đánh giá hô hấp, tuần hoàn và thực hiện các can thiệp thích hợp.
- Nếu NB không thể hô hấp được cho NB lập lại quá trình: ép bụng, kiểm tra đường thở và hô hấp nhân tạo. Nhắc lại tới khi giải phóng được đường thở và hô hấp nhân tạo được.
Vỗ lưng và ép ngực
Vì nghiệm pháp Heimlich cổ thể dễ dàng gây chấn thương bụng khi dùng cho trẻ nhỏ, kết hợp vỗ lưng và ép ngực ở các đối tượng này để loại trừ dị vật. Chỉ động tác vỗ lưng đã có thể tống đựợc dị vật, nếu không có hiệu quả thì làm tiếp băng ép ngực, sau đó kiểm tra đường thở.
Tiến hành:
- Đặt trẻ nhỏ nằm trên tay tư thế sấp dọc theo trục của tay và đầu trẻ thấp.
- Dùng phần phẳng của bàn tay vỗ nhẹ và nhanh 5 cái lên vùng giữa hai xương bả vai.
- Nếu vỗ lưng không đẩy được dị vật ra, lật trẻ nằm ngửa và ép ngực 5 cái. Vị trí và cách ép như với ép tim nhưng với nhịp độ chậm hơn.
- Làm sạch đường thở giữa các lần vỗ lưng – ép ngực, quan sát khoang miệng dùng tay lấy bất cứ dị vật nào nếu nhìn thấy, không dùng ngón tay đưa sâu để lấy dị vật
3. Đánh giá hiệu quả
– Sau mỗi động tác làm sạch đường thở, xác định xem dị vật đã được tống ra chưa, và đường thở đã được giải phóng chưa, nếu chưa được lặp lại trình tự các động tác thích hợp tới khi thành công.
– Biểu hiện loại trừ dị vật thành công khi thấy:
- Thấy chắc chắn dị vật được đẩy ra ngoài.
- NB thở rõ và nói được.
- NB tình hơn.
- Màu da NB hồng và trở về bình thường.
– Nếu các động tác trên được làm liên tục không có hiệu quả thì thực hiện các biện pháp khác mạnh mẽ hơn như:
- Dùng đèn soi thanh quản và lấy dị vật bằng kẹp Margill.
- Mở khí quản cấp cứu qua màng nhẫn giáp, mở khí quản qua da.
– Các kỹ thuật này là nâng cao, đòi hỏi các bác sĩ cấp cứu được đào tạo tiến hành.
Benh.vn