Theo Đông y, lá trầu có vị cay nồng, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Có tính năng hạ khí, chỉ khái, tiêu viêm, sát khuẩn, trừ phong thấp, kích thích tiêu hóa và thần kinh, phòng bệnh lam sơn trướng khí.
Lá trầu dùng tốt trong các trường hợp viêm họng, cảm cúm, nhức đầu, sát trùng vết thương, chữa các bệnh viêm loét ngoài da, nước ăn chân tay… đặc biệt dùng tốt trong việc điều trị các bệnh phụ nữ mang lại hiệu quả cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy lá trầu đã được sử dụng từ hàng nghìn năm trước trong dân gian như một vị thuốc để phòng và điều trị nhiều loại bệnh, làm đẹp.
Chữa đau đầu
Lấy 5 lá trầu, rửa sạch giã dập rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu sẽ có tác dụng giảm đau và dịu cơn nhức đầu. Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn.
Chữa cảm lạnh
Lấy lá trầu vò rồi cho 1 chút rượu đánh gió ở lưng, bạn sẽ thấy cơ thể khỏe khoắn và nhanh chóng vượt bệnh.
Chữa đau bụng
Dùng 2-4 lá nhai nuốt nước,đồng thời lấy 3-4 lá hơ cho héo giữ lại đắp lên rốn, băng giữ lại.
Chữa ho suyễn
- Chọn 10 lá trầu không già (chứa nhiều tinh dầu), rửa sạch, để ráo, giã nhuyễn.
- Cho khoảng 200ml nước sôi vào bã trầu không, khuấy đều, ngâm khoảng 20 phút.
- Lọc lấy nước, bỏ bã, sau đó cho thêm khoảng 2 – 3 thìa mật ong và khuấy đều, uống ngay sau đó.
- Uống mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, các biểu hiện ho có đờm lâu ngày sẽ giảm dần sau 1 tuần.
Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác