Đặc điểm thời tiết của Việt Nam với 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông, vì vậy khi giao mùa là lúc thời tiết khó chịu nhất vì độ ẩm không khí cao, nhiệt độ tăng giảm đột ngột, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, gây nên những căn bệnh như: xương khớp, cảm cúm… Vậy, các bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa là những bệnh nào? Cách giữ sức khỏe khi thời tiết giao mùa ra sao?
Các bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa
1.Các bệnh về khớp
Nguyên nhân:
– Do thời tiết lạnh.
– Do thời tiết nóng lạnh đột ngột, đặc biệt khi độ ẩm cao.
Các bệnh:
-Viêm khớp dạng thấp.
– Thấp tim
– Gout..
2. Các bệnh về đường hô hấp
Nguyên nhân:
– Khi cơ thể nhiễm lạnh… ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp trên, gây nên các bệnh về hô hấp.
Các bệnh về đường hô hấp gồm:
– Viêm mũi.
– Viêm họng.
– Viêm xoang.
– Bệnh nặng hơn lan xuống khí phế quản và nhu mô phổi gây viêm phế quản, viêm phổi…
3. Bệnh cảm và cúm:
Nguyên nhân:
– Cảm và cúm do virus gây nên, khả năng nhiễm bệnh phụ thuộc vào hệ miễn dịch của mỗi người.
– Bệnh dễ lây lan khi tiếp xúc trong môi trường kín hoặc đông người.
4. Bệnh viêm khí – phế quản cấp:
Nguyên nhân:
– Các tác nhân gây viêm khí, phế quản cấp khi giao mùa thường là virus cúm influenza A và B.
– Các virus parainfluenza, virus hợp bào hô hấp.
– Virus hạch, virus đường mũi và các loại khác…
5. Bệnh suy hô hấp
Nguyên nhân:
– Do nhiễm khuẩn ở người có bệnh phổi, phế quản mạn tính.
– Do nhiễm virus cúm..
Các phương pháp phòng tránh
1. Uống nước thường xuyên:
Mục đích:
– Nước giúp thanh lọc cơ thể, nâng cao sức đề kháng.
– Cần đảm bảo từ 2 lít đến 2,5 lít/1 người/1 ngày.
2. Bổ sung Vitamin C tăng cường sức đề kháng
Mục đích:
– Vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể.
– Vitamin C có thể đẩy các chất có hại ra ngoài tế bào bạch huyết, phục hồi khả năng các tế bào bị thương tổn.
– Vtamin C có nhiều trong: Cam, quýt, lê, dâu tây, rau cần, ớt xanh,…
3. Bổ sung thực phẩm chứa kẽm
Mục đích:
– Kẽm giúp khống chế sự sinh sôi nảy nở của virus cảm, tăng cường khả năng đề kháng cho cơ thể.
– Thực phẩm chứa kẽm bao gồm: hàu, thịt nạc, gan lợn, các loại cá, lòng đỏ trứng….
4. Bổ sung thực phẩm chứa Vitamin A
Mục đích:
– Vitamin A giúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch.
– Thực phẩm chứa nhiều Vitamin A gồm: cà rốt, gan động vật, thịt đỏ, rau ngót, đu đủ..
5. Chăm sóc răng miệng:
Mục đích:
– Vệ sinh răng miệng hàng ngày sau khi ăn.
– Làm sạch răng bằng chỉ nha khoa.
– Tránh những thức ăn cứng, lạnh, đồ ngọt có hại cho men răng như: đá, nước ngọt, kem..
6. Sinh hoạt điều độ
Mục đích:
– Điều chỉnh đồng hồ sinh học phù hợp với môi trường giúp cơ thể khoẻ khoắn hơn
– Đảm bảo ngủ đủ từ 7 đến 8h mỗi ngày, không làm việc quá khuya.
Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc để bảo vệ sức khỏe (Ảnh minh họa)
7. Tập thể dục hàng ngày
Mục đích:
– Tập thể dục hàng ngày giúp cơ thể trao đổi chất, đào thải độc tố.
– Luyện tập đều đặn tăng sức bền và sự dẻo dai cho cơ thể phòng chống bệnh tật.
Lời kết
Vào thời điểm chuyển mùa, bệnh tật bắt đầu “hoành hành”. Nguyên nhân chính là do thời tiết thay đổi đột ngột, lúc khô hanh lúc ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi.
Bên cạnh đó cơ thể con người chưa kịp thích nghi với sự thay đổi của môi trường, thân nhiệt mất ổn định, khả năng đề kháng suy giảm là những thủ phạm chính gây “bệnh” cho cơ thể.
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe chúng ta cần bảo đảm một chế độ ăn uống đầy đủ rau xanh, dưỡng chất, nhất là nhóm vitamin C, A giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể…Ngoài ra cần giữ môi trường sống trong sạch và luyện tập thể thao đều đặn.
ĐHA – Benh.vn