Trong những thế kỷ trước, khi nền y học còn ở mức độ hạn chế thì tỷ lệ trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh tử vong rất cao. Nguyên nhân do thiếu những vacxin hoặc sinh cần thiết để điều trị bệnh trong khi sức đề kháng của trẻ còn rất yếu.
Mục lục
- 1 Lịch sử ra đời thuốc kháng sinh
- 2 04 Lưu ý để dùng kháng sinh hiệu quả, tránh tác dụng phụ
- 3 07 nguyên tắc khi dùng thuốc kháng sinh bắt buộc phải nhớ!
- 3.1 1. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn
- 3.2 2. Chọn đúng loại thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ
- 3.3 3. Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh
- 3.4 4. Dùng thuốc kháng sinh đủ liều, đúng cách
- 3.5 5. Dùng thuốc kháng sinh đủ thời gian
- 3.6 6. Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết
- 3.7 7. Phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh phải thật hợp lý
- 4 Lời kết
Ngược lại, hiện nay, do tâm lý người dân nghĩ kháng sinh điều trị được “bách bệnh” dẫn đến lạm dụng kháng sinh một cách vô tội vạ. Có khi chỉ sổ mũi, hát hơi đã dùng đến thuốc khiến tác dụng của kháng sinh đối với cơ thể bị hạn chế, gây nhờn thuốc hoặc sốc thuốc…
Vậy, làm thể nào để sử dụng kháng sinh có hiệu quả nhất?
Lịch sử ra đời thuốc kháng sinh
Năm 1928, nhà khoa học Alexander Flemming người Scotland lần đầu tiên tìm thấy trong môi trường nuôi cấy tụ cầu vàng. Nếu có lẫn nấm penicilium thì khuẩn lạc gần nấm này sẽ không phát triển được. Sau đó chất peniciline đã được chiết xuất từ nấm để dùng trong điều trị.
Năm 1941, peniciline trở thành kháng sinh đầu tiên được tìm và sản xuất để dùng trong lâm sàng. Khi đó, kháng sinh được coi là những chất do vi sinh vật tiết ra (vi khuẩn, vi nấm), có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật khác, (antibiotic, nghĩa là chống lại sự sống).
Alexander Fleming – Cha đẻ của Kháng sinh (ảnh internet)
Về sau, với sự phát triển của khoa học, người ta có thể tổng hợp, bán tổng hợp các kháng sinh tự nhiên và nhân tạo, do đó định nghĩa kháng sinh đã thay đổi: kháng sinh là những chất do vi sinh vật tiết ra hoặc những chất hóa học bán tổng hợp, tổng hợp với nồng độ rất thấp có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự phát triển hoặc diệt được vi khuẩn. Nó có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn.
Ngày nay con người đã điều chế ra khoảng 8000 chất kháng sinh, trong đó có khoảng 100 loại dùng trong Y khoa và Thú y. Thuốc kháng sinh dùng theo đường toàn thân (uống, tiêm) hoặc tại chỗ (bôi ngoài da; nhỏ mắt, tai, mũi; đặt âm đạo…).
04 Lưu ý để dùng kháng sinh hiệu quả, tránh tác dụng phụ
1. Kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai
Thuốc Rifampin dùng để điều trị bệnh viêm màng não và Rifabutin dùng để điều trị bệnh lao, 2 loại thuốc này có thể làm giảm mức hormone ức chế sự rụng trứng. Nếu bạn đang dùng loại thuốc này, tốt nhất nên dùng thêm các biện pháp tránh thai như bao cao su.
2. Không uống rượu trong khi sử dụng thuốc kháng sinh
Mặc dù rượu không làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh, nhưng loại đồ uống có cồn này có thể làm giảm năng lượng, làm chậm quá trình hồi phục của cơ thể. Thêm vào đó, uống rượu trong thời gian điều trị kháng sinh có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, buồn ngủ.
Tốt nhất khi đang dùng các loại thuốc kháng sinh bao gồm metronidazole (dùng để điều trị nhiễm khuẩn âm đạo và ký sinh trùng), tinidazole (dùng để điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn) và trimethoprim sulfamethoxazole tuyệt đối không nên uống rượu vì có thể gây đau đầu, buồn nôn và nôn mửa, nhịp tim nhanh.
3. Nên dùng thêm lợi khuẩn trong khi điều trị bằng kháng sinh
Thuốc kháng sinh diệt các loại vi khuẩn gây bệnh, nhưng nó cũng có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Điều này có thể gây ra chứng tức bụng và tiêu chảy. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn nên dùng probiotics trong khi điều trị bằng kháng sinh để ngăn ngừa tình trạng khó chịu này.
4. Không phải loại kháng sinh nào cũng dùng sau bữa ăn
Một số thuốc kháng sinh như Augmentin được khuyến cáo nên dùng trong bữa ăn để tránh gây đau bụng, trong như những loại khác bao gồm cả penicillin được khuyên nên dùng trước bữa ăn để tăng sự hấp thụ. Do vậy, luôn kiểm tra kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng kháng sinh trước, trong hay sau bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng kháng sinh phù hợp với từng loại vi khuẩn (ảnh minh họa)
07 nguyên tắc khi dùng thuốc kháng sinh bắt buộc phải nhớ!
1. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn
Các tác nhân gây bệnh không phải chỉ có vi khuẩn mà còn có thể là virus, nấm, ký sinh trùng… vì vậy, chỉ sủ dụng kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn. Các nhóm bệnh thuốc về virus, nấm và ký sinh trùng không dùng kháng sinh do không có tác dụng điều trị bệnh.
2. Chọn đúng loại thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ
Mỗi loại kháng sinh chỉ có tác dụng đối với những chủng loại vi khuẩn nhất định chứ không phải với tất cả các loại vi khuẩn. Vì vậy, tại các bệnh viện, việc dùng kháng sinh hợp lý nhất là theo kháng sinh đồ (cấy để tìm loại vi khuẩn gây bệnh, sau đó thử xem loại kháng sinh nào có tác dụng tốt nhất để diệt vi khuẩn). Trên cơ sở đó sẽ chọn được loại kháng sinh phù hợp nhất.
Việc lựa chọn kháng sinh cần căn cứ vào các yếu tố: độ nhạy của vi khuẩn đối với kháng sinh, vị trí của ổ nhiễm khuẩn… Ngoài ra còn phải căn cứ vào cơ địa bệnh nhân, có dị ứng với các loại kháng sinh được lựa chọn hay không.
3. Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh
Đối với các phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người già, người bị suy gan, suy thận, mắc các bệnh lý mạn tính… thầy thuốc sẽ phải có sự điều chỉnh trong quá trình sử dụng kháng sinh khác so với người trưởng thành khỏe mạnh.
4. Dùng thuốc kháng sinh đủ liều, đúng cách
Dùng thuốc kháng sinh đủ liều tùy theo loại bệnh, loại kháng sinh, cân nặng và thể trạng của người bệnh. Lưu ý khi sử dụng kháng sinh có loại dùng trước ăn, sau ăn, cần dùng đúng cách để phát huy hiệu quả tối đa của thuốc kháng sinh.
5. Dùng thuốc kháng sinh đủ thời gian
Dùng thuốc kháng sinh đủ thời gian theo quy định ( 5, 7 hoạc 10 ngày…), không uống dài hơn hoặc chưa đủ ngày (thấy bệnh thuyên giảm thì ngùng uống thuốc)… để thuốc phát huy tác dụng một cách hiệu quả nhất.
6. Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết
Phối hợp các loại kháng sinh sẽ làm tăng cường tác dụng của thuốc. Trong truong họp thật cần thiết bác sỹ mói chỉ định phối họp các loại thuốc khác sinh nhu: sau phẫu thuật, bệnh nhân bị nhiều bệnh cùng một lúc…
7. Phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh phải thật hợp lý
Chỉ có những trường hợp đặc biệt thầy thuốc mới cho dùng thuốc kháng sinh gọi là phòng ngừa. Thí dụ, dùng kháng sinh phòng ngừa trong phẫu thuật do nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu. Hoặc người bị viêm nội mạc tim đã chữa khỏi vẫn phải dùng kháng sinh để ngừa tái nhiễm
Lời kết
Tìm ra kháng sinh và áp dụng kháng sinh để điều trị bệnh giúp con người có tuổi thọ cao hơn, cuộc sống được cải thiện. Tuy nhiên, sử dụng kháng sinh cần đúng theo các nguyên tác. Cách tốt và an toàn nhất cho bệnh nhân là uống kháng sinh cần theo chỉ định của bác sỹ, không tự ý uống thuốc để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.