Lịch sử các thế hệ máy chụp cắt lớp vi tính trên thế giới
Mục lục
- 1 Các yếu tố về mặt kĩ thuật trong CLVT đa dãy tim và mạch vành
- 2 Một số hạn chế của CLVT 64 dãy trong CLVT tim và động mạch vành
- 3 Một số tính năng kỹ thuật của hệ thống CLVT 2 nguồn (Definition Flash)
- 4 Ưu điểm của hệ thống CLVT 2 nguồn (Definition Flash)
- 5 Thời gian khảo sát nhanh
- 6 Chụp cắt lớp với liều chiếu xạ thấp
- 7 Hai bóng phát tia, hai nguồn năng lượng (Dual Source DE)
- 8 Thời gian khảo sát nhanh
- 9 Chụp CLVT mạch vành với liều xạ rất thấp
- 10 Chỉ định chụp CLVT 256 dãy (Definition Flash)
- 11 Chỉ định chụp CLVT tim và mạch vành
– Năm 1972, G.N Hounsfield giới thiệu máy chụp cắt lớp vi tính (CLVT) đầu tiên ở Anh. Chụp 1 quang ảnh mất 72 giờ.
– Năm 1987, thế hệ máy chụp CLVT xoắn ốc đầu tiên (spiral CT scanner) ra đời giúp tái tạo hình ảnh trên các lớp cắt đứng dọc và ngang, thay vì chỉ ở các lớp cắt ngang. Chụp khoảng 1 giây/ 1 lớp cắt
.- Năm 2003, ra đời máy chụp CLVT 64 dãy đầu tiên, giúp tái tạo hình ảnh dưới 1mm.
– Năm 2005, máy chụp CLVT 2 nguồn đầu tiên được sản xuất.- Năm 2008, ra đời máy chụp CLVT 2 nguồn thế hệ thứ hai (defenition flash).
Các yếu tố về mặt kĩ thuật trong CLVT đa dãy tim và mạch vành
– Thời gian khảo sát để đưa ra hình ảnh: thời gian khảo sát càng nhanh sẽ giảm được nhiễu ảnh do chuyển động, chất lượng hình ảnh sẽ tốt hơn.
– Độ phân giải thời gian: độ phân giải càng cao, thời gian khảo sát ngắn sẽ giúp giảm thời gian thăm khám, tăng chất lượng hình ảnh.
– Độ phân giải không gian: độ phận giải không gian càng cao chất lượng hình ảnh càng tốt.
– Liều chiếu xạ cho BN: yêu cầu là chất lượng hình ảnh tốt tuy nhiên liều xạ cho BN phải tối thiểu.
Một số hạn chế của CLVT 64 dãy trong CLVT tim và động mạch vành
– Do thời gian quay của bóng dài (330 mili giây), độ phân giải thời gian dài (165-200 mili giây) vì vậy thời gian khảo sát dài: từ 8-10 chuyển đạo của tim (khoảng R-R) với thời gian nhịn thở từ 8-12 giây.
– Để thu được hình ảnh mạch vành tốt, nhịp tim trung bình <65 lần/phút, do đó phải dùng thuốc hạ nhịp tim → không thể chụp được với các trường hợp chống chỉ định thuốc hạ nhịp beta blocker, các trường hợp nhịp cao sau khi đã sử dụng thuốc hạ nhịp tim.
– Nhiễu ảnh do chuyển động của tim, của hô hấp
– Liều chiếu xạ cao: từ 8-25 mSv.- Sử dụng nhiều thuốc cản quang: để tăng độ tập trung thuốc, hạn chế đánh giá các mạch nhỏ (đặc biệt các nhánh ĐM vành ở xa đk <1.5 mm).
Một số tính năng kỹ thuật của hệ thống CLVT 2 nguồn (Definition Flash)
– Do sử dụng hai nguồn phát tia: tube A và tube B nằm cách nhau ~90°, vì vậy làm giảm thời gian quay của bóng để thu được hình ảnh của tim và mạch vành → giảm độ phân giải thời gian (tối đa 75 mili giây).
– Vòng quay của bóng nhanh (có thể tới 280 mili giây), phối hợp với tốc độ di chuyển bàn nhanh, sẽ rút ngắn thời gian khảo sát.
– Sử dụng hai bóng với hai mức năng lượng khác nhau: tube A 120kV và tube B 80 kV.
Ưu điểm của hệ thống CLVT 2 nguồn (Definition Flash)
– Thời gian khảo sát rất nhanh (Split-Second Scanning)
– Liều chiếu xạ rất thấp (Defining Low Dose CT)
-Sử dụng hai nguồn phát năng lượng kép: Dual Source
Thời gian khảo sát nhanh
Bước chuyển bàn rất nhanh (pitch 3,4) do đó tốc độ di chuyển của bàn có thể lên tối đa 458mm/s, đủ nhanh để bao phủ toàn bộ cơ thể trong vòng 5 giây
Chụp cắt lớp với liều chiếu xạ thấp
Chương trình X CARE- Sử dụng để bảo vệ các vùng cơ thể nhạy cảm với tia X, bằng cách ngắt ống phát tia X tại một vùng xác định
– Kết quả: giảm liều xạ lên vùng nhạy cảm tới 40%. Tuy nhiên không làm giảm chất lượng hình ảnh.- Hình bên: ví dụ trường hợp giảm liều xạ trong chụp vú với chương trình X CARE.
Hai bóng phát tia, hai nguồn năng lượng (Dual Source DE)
Hai nguồn phát tia X chạy đồng thời với hai mức năng lượng khác nhau là 140 kV và 80 kV dẫn tới việc thu nhận được các mức độ tập trung khác nhau. Do đó có thể dễ dàng phân loại được cấu trúc hóa học của mô được khảo sát.
Thời gian khảo sát nhanh
Tác dụng:
– Khảo sát nhanh, chụp phổi chỉ 0,6 giây → bệnh nhân không cần nhịn thở → thay đổi workflow: thích hợp BN già yếu, trẻ em, BN nặng…
– Chụp được CLVT mạch vành với tất cả các bệnh nhân nhịp tim khác nhau (chậm, nhanh, không đều) mà không cần sử dụng thuốc giảm nhịp beta-blockers
– Chụp cho trẻ nhỏ không cần gây mê- Khảo sát toàn bộ cơ thể với trường hợp đa chấn thương, thời gian chụp rất ngắn <4 giây- Tái tạo toàn bộ cột sống chỉ cần sử dụng một lần click chuột, rút ngắn thời gian xử lý và đọc kết quả.
Chụp CLVT mạch vành với liều xạ rất thấp
– Liều bức xạ tự nhiên trong 1 năm của 1 người bình thường phải chịu là từ 2-5 mSv
– Liều xạ tối đa phải chịu trong 1 năm riêng lẻ là <50 mSv hoặc liều xạ <20 mSv /1 năm trong vòng 5 năm
– Liều xạ trung bình đối với chụp CLVT 64 dãy ĐM vành (siemens sensation) là: 8-25 mSv
– Liều xạ trong chụp tim của Flash rất thấp so với chụp CLVT 64 dãy và chụp ĐM vành qui ước → phương pháp lý tưởng để thăm khám tim mạch một cách thường qui
.- Sử dụng chương trình chụp tim Flash Spiral Cardio:
– Chỉ cần quay nửa vòng 180° để thu hút được tín hiệu. Độ phân giải thời gian giảm xuống 75 mili giây
– Tốc độ chuyển bàn tối đa 458 mm/giây và độ quay bóng rất nhanh 0,28 giây- Giảm liều chiếu xạ trong chụp ĐM vành cho BN < 1 mSv
Chỉ định chụp CLVT 256 dãy (Definition Flash)
– Tim và mạch vành cả người lớn và trẻ em
– Các bệnh lý mạch máu khác ngoài mạch vành
– Các chỉ định chung như chụp cắt lớp vi tính thông thường
– Các chỉ định chụp đặc biệt ứng dụng 2 bóng và 2 mức năng lượng khác nhau
Chỉ định chụp CLVT tim và mạch vành
* Người lớn: có thể tiến hành chụp mạch vành ở mọi trường hợp nhịp tim khác nhau trừ trường hợp loạn nhịp hoàn toàn, rung nhĩ, rung thắt,…