Benh.vn

Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng.

Trang thông tin Y học thường thức

Cập nhật – Tin cậy – Chính xác

Đăng ký Đăng nhập
facebook google youtube
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
Trang chủ » Bệnh » Máu và cơ quan tạo máu » Mỡ máu cao nguyên nhân do đâu

Mỡ máu cao nguyên nhân do đâu

Tác giả: DS. Nguyễn Thị Phương Dung

Theo dõi Benh.vn trên

Mỡ máu có nhiều loại, nhưng không phải loại nào cũng xấu. Bệnh mỡ máu cao do tăng Triglycerid hoặc tăng LDL và giảm HDL. Đây là bệnh lý có nhiều biến chứng và do nhiều nguyên nhân gây ra. Vậy mỡ máu cao nguyên nhân do đâu?

  • Chẩn đoán nguyên nhân và điều trị các bệnh thiếu máu
  • Cách dùng thuốc phòng bệnh huyết khối, nghẽn mạch
  • Tìm hiều về bệnh rối loạn sinh tủy

Cập nhật: 13/02/2020 lúc 3:41 chiều

Mỡ máu cao hay máu nhiễm mỡ là bệnh lý nguy hiểm, có liên quan trực tiếp đến các bệnh tim mạch. Vậy mỡ máu như thế nào là cao, và mỡ máu cao nguyên nhân do đâu? Hãy cùng benh.vn tìm hiểu vấn đề này!

Mục lục

  • 1 Vai trò của các loại mỡ máu trong cơ thể
  • 2 Mỡ máu như thế nào là cao?
  • 3 Mỡ máu cao nguyên nhân do đâu
  • 4 Mối liên hệ giữa mỡ máu cao, béo phì và đái tháo đường

mo-mau-cao-nguyen-nhan-do-dau

Nguyên nhân mỡ máu cao

Vai trò của các loại mỡ máu trong cơ thể

Mỡ máu bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó cholesterol là thành phần quan trọng nhất. Cần nhấn mạnh rằng bản thân cholesterol hay mỡ máu không phải loại nào cũng xấu. Một số thành phần chính của mỡ máu, đồng thời liên quan trực tiếp đến bệnh lý mỡ máu cao gồm:

LDL (loại xấu) – Lipoprotein vận chuyển cholesterol tỷ trọng thấp

Đây được coi là Cholesterol xâu. Khi LDL tăng nhiều trong máu gây tình trạng lắng động ở thành mạch máu (đặc biệt ở tim và não) và gây ra các mảng xơ vữa động mạch.  Mảng xơ vữa hình thành gây hẹp, tắc mạch máu thậm chí gây vỡ mạch máu. Đây chính là thủ phạm hàng đầu gây các bệnh lý cực nguy hiểm như nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não

LDL cholesterol được coi là một trong những chỉ số quan trọng cần theo dõi khi điều trị. LDL tăng có thể liên quan đến yếu tố gia đình, chế độ ăn, các thói quen có hại như hút thuốc lá, lười vận động hoặc liên quan các bệnh lí khác như tăng huyết áp, đái tháo đường…

HDL (loại tốt) – Lipoprotein vận chuyển cholesterol tỷ trọng cao

HDL chiếm khoảng 1/4- 1/3 tổng số cholesterol trong máu. HDL – cholesterol được cho là loại tốt vì nó vận chuyển cholesterol từ máu trở về gan. Loại Lipoprotein này cũng vận chuyển cholesterol ra khỏi mảng xơ vữa. Do vậy HDL đóng vai trò quan trọng giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch cũng như các biến cố tim mạch trầm trọng khác. Những nguy cơ làm giảm HDL là hút thuốc lá, thừa cân/béo phì, lười vận động,…Để tăng hoặc giữ nồng độ HDL ổn định, bạn cần bỏ thuốc lá, giữ cân nặng hợp lí, tăng cường tập thể dục,…

Triglycerides

Triglyceride (TG) cũng là một dạng mỡ quan trọng trong cơ thể. Nồng độ TG tăng cao ở  người béo phì, lười vận động, hút thuốc lá, đái tháo đường, uống quá nhiều rượu,… Những người có TG trong máu tăng cao thường đi kèm tăng cholesterol toàn phần, bao gồm tăng LDL và giảm HDL. Hiện nay, các nhà khoa học cho thấy việc tăng TG trong máu cũng có thể liên quan đến các biến cố tim mạch.

Lp(a) Cholesterol

Lp(a) là một biến thể của LDL cholesterol. Tăng Lp(a) trong máu làm tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch. Lp(a) có thể ảnh hưởng thông qua việc tương tác với một số chất khác trong quá trình hình thành vữa xơ động mạch [1].

Mỡ máu cao gây biến chứng xơ vữa động mạch, tim mạch, đột quỵ
Mỡ máu cao gây biến chứng xơ vữa động mạch, tim mạch, đột quỵ

Mỡ máu như thế nào là cao?

Mỡ máu cao là bệnh lý thường gặp nhất trong các loại Rối loạn lipid máu. Mỡ máu cao bao gồm tăng Triglycerid hoặc tăng LDL-c (lipoprotein vận chuyển cholesterol mật độ thấp) có liên quan đến giảm HDL-c (lipoprotein vận chuyển cholesterol mật độ cao). Trên thực tế lâm sàng, bệnh nhân mỡ máu cao gặp phải cả 2 tình trạng rối loạn kể trên.

Tăng nồng độ acid béo tự do trong máu không được xếp vào rối loạn lipid máu. Tuy nhiên, các acid có liên quan đến tình trạng rối loạn lipid và là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Do vậy, cần cẩn trọng nếu nồng độ acid béo trong máu tăng cao.

Bệnh mỡ máu cao được nhận biết bởi 1 số triệu chứng trên lâm sàng như: Thể trạng béo phì, ban vàng… Bệnh lý này cũng được phát hiện cùng biến chứng ở một số cơ quan như tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành… Bệnh lý mỡ máu cao được xác định chính xác nhờ 1 hoặc một số các thông số về nồng độ các loại lipid máu như sau:

+ Cholesterol máu > 5,2 mmol/L (200mg/dL)

+ Triglyceride > 1,7 mmol/L (150mg/dL)

+ LDL-cholesterol > 2,58mmol/L (100mg/dL)

+ HDL-cholesterol < 1,03mmol/L (40 mmol/L)

Mỡ máu cao nguyên nhân do đâu

Rối loạn lipid máu tiên phát

Rối loạn lipid máu tiên phát dẫn đến tình trạng mỡ máu cao ở cả trẻ em và người trẻ tuổi. Bệnh lý ít kèm thể trạng béo phì. Rối loạn lipid máu tiên phát xảy ra do đột biến gen, gây nên tình trạng:

  • Tăng tổng hợp quá mức cholesterol (TC), triglycerid (TG), LDL-c; hoặc Giảm thanh thải cholesterol, TG, LDL-c;
  • Hoặc giảm tổng hợp HDL-c; hoặc tăng thanh thải HDL.

Rối loạn lipid máu tiên phát có thể phân thành 2 bệnh chính:

– Tăng triglycerid tiên phát: Là bệnh cảnh di truyền theo gen lặn. Người bệnh không bị béo phì, có gan lách lớn. Bệnh nhân mắc phải 1 số bệnh lý kèm theo như cường lách, thiếu máu giảm tiểu cầu, nhồi máu lách, viêm tụy cấp gây đau bụng.

– Tăng lipid máu hỗn hợp: Là bệnh cảnh di truyền. Tăng lipid máu hỗn hợp thường liên quan đến sự tăng tổng hợp hoặc giảm thoái biến các Liporotein (LDL, HDL). Bệnh nhân tăng lipid máu hỗn hợp thường béo phì, ban vàng, kháng insulin, tiểu đường típ 2, tăng acid uric máu.

Rối loạn lipid máu thứ phát

Mỡ máu tăng cao trong rối loạn lipid máu thứ phát gồm nguyên nhân do lối sống thiếu khoa học và các nhóm nguyên nhân bệnh lý gồm: đái tháo đường, bệnh thận mạn tính, suy giáp, xơ gan, dùng thuốc thiazid, corticoides, estrogen, chẹn beta giao cảm.

+ Cường cortisol (Hội chứng Cushing): Hội chứng Cushing gây giảm dị hoá (giảm thanh thải) các lipoprotein do giảm hoạt tính enzyme lipoprotein lipase. Tình trạng này càng rõ hơn ở bệnh nhân tiểu đường có kháng Insulin (tiểu đường tuýp 2)

+ Sử dụng estrogen: Phụ nữ dùng estrogen kéo dài gây tăng tổng hợp VLDL, từ đó gây tăng Triglycerid. Trong thai kỳ, nồng độ estrogen tăng cũng làm gia tăng TG gấp 2-3 lần. Sau sinh khoảng 6 tuần, nồng độ TG sẽ trở lại mức bình thường.

+ Nghiện rượu: Uống rượu gây tình trạng mỡ máu cao, chủ yếu tăng triglycerid. Đặc biệt, ở người tăng sản TG nguyên phát hay thứ phát, rượu đều gây tăng đáng kể nồng độ TG. Ví dụ, hội chứng Zieve tăng TC máu, rượu chuyển thành acetat làm giảm sự oxy hóa acid béo ở gan. Các acid béo này tham gia sản xuất TG trong gan gây bệnh gan nhiễm mỡ. Đồng thời, các VLDL được sản xuất nhiều trong gan gây suy giảm chức năng gan. Hậu quả làm giảm hoạt tính enzyme LCAT (Lecithin cholesterol acyltransferase: enzyme ester hóa cholesterol) gây ứ đọng Cholesterol trong hồng cầu và gây vỡ hồng cầu (gây thiếu máu tán huyết)

+ Bệnh thận: VLDL và LDL tăng trong hội chứng thận hư do gan tăng tổng hợp để bù và lượng protein máu giảm (bị thải qua nước tiểu). Trong 1 số bệnh thận, albumin máu giảm khiến các acid béo tự do gắn với albumin giảm. Các acid béo này sẽ tiếp tục gắn vào các lipoprotein và làm giảm thuỷ phân TG.

+ Đái tháo đường: Triglycerid tăng trong bệnh lý đái tháo đường do hoạt tính enzyme lipoprotein lipase giảm. Nếu glucose máu được kiểm soát tốt thì triglycerid sẽ giảm sau vài tuần. Tăng TG máu là yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch ở người bệnh đái tháo đường [2].

+Béo phì: Rối loạn mỡ máu gây ra do béo phì bao gồm tăng TG và acid béo tự do, giảm HDL cholesterol. LDL cholesterol ở mức bình thường hoặc tăng nhẹ, chủ yếu ở dạng LDLc.

Mối liên hệ giữa mỡ máu cao, béo phì và đái tháo đường

Ở người béo phì, mô mỡ giảm hấp thu chất béo ngoại sinh, dẫn đến tăng vận chuyển CM (Chylomicron) remnants (giàu TG) về gan gây tích luỹ Triglycerid và tăng sản xuất VLDL. Cùng với đó, lượng VLDL-TG đến tế bào mỡ ngoại vi tăng kèm rối loạn phân bố mỡ.

Béo phì gây gan nhiễm mỡ: Lượng mỡ về gan tăng buộc gan có các cơ chế bù trừ chuyển hóa để thích nghi. Hậu quả là ty thể sẽ bị rối loạn và suy giảm chức năng. Giảm chức năng ty thể làm trầm trọng hơn tình trạng kháng insulin, dẫn đến gan nhiễm mỡ không do nghiện rượu (NAFLD) – tình trạng tích lũy các giọt lipid trong gan. NAFLD có thể tiến triển gây xơ gan.

Béo phì làm giảm độ nhạy insulin. Béo phì làm tăng Acid béo (FA) tự do huyết tương, trong đó nhiều FA có độc tính. FA bão hòa, arachidonic acid và linoleic acid kích thích tổng hợp các cytokines tiền viêm như IL-1, IL-6 và TNF-α. Các cytokines này thúc đẩy quá trình phosphoryl hóa nhóm serine trong cấu trúc IRS-1 (insulin receptor substrate – cơ chất của thụ thể insulin). Cấu trúc IRS-1 bị thay đổi và quá trình tyrosine phosphoryl hóa của IRS-1 bị ức chế làm chặn lại các tín hiệu truyền tin sau đó của insulin. Ở đối tượng kháng insulin, VLDL1 (chứa hàm lượng TG cao) được bài tiết nhiều hơn so với VLDL2 (mật độ cao hơn, kích thước nhỏ hơn).

Kháng Insulin và gan nhiễm mỡ, mỡ máu cao: Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 và các đối tượng kháng insulin không mắc đái tháo đường có mức tổng hợp CM (lipoprotein gắn apoB48) ở ruột cao hơn bình thường. Cơ chế liên quan đến việc sản xuất quá mức VLDL và CM ở bệnh nhân đái tháo đường: tăng biểu hiện của MTP (microsomal transfer protein, xúc tác quá trình tổng hợp CM tại ruột và VLDL tại gan) và giảm tác dụng ức chế HSL (lipase nhạy cảm hormone) của insulin. Từ đó tăng vận chuyển acid béo tự do vào ruột và gan, tăng bài tiết các lipoprotein giàu TG. [3].

Kết luận:

Có thể thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa mỡ máu cao với 1 số bệnh lý như béo phì và đái tháo đường tuýp 2, Hội chứng thận hư, hội chứng Cushing…Lối sống không lành mạnh (nghiện rượu, lười vận động, ăn nhiều chất béo) cũng là nguyên nhân phổ biến gây bệnh lý này. Có thể phòng ngừa bệnh bằng cách thay đổi lối sống ngay hôm nay. Và đừng quên tầm soát bệnh bằng cách khám sức khỏe định kỳ.

Tài liệu tham khảo

  1. Rối loạn lipid máu và nguy cơ bệnh tim mạch, Hội tim mạch học quốc gia Việt Nam, trang 5-6
  2. Hướng dẫn Chẩn đoán và Điều trị bệnh Nội tiết – Chuyển hóa, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, 2015, trang 255-256
  3. Ramasamy I, Update on the molecular biology of dyslipidemias, Clinica Chimica Acta (2015), P59-63

Chia sẻ
mảng xơ vữa

Rối loạn lipid máu và nguy cơ bệnh tim mạch

Có hai loại cholesterol chính là loại “tốt” và loại “xấu”. Chúng ta cần hiểu rõ sự khác nhau giữa hai loại này và hiểu biết về nồng độ của chúng trong máu của bạn như thế nào là tối ưu. Nếu loại xấu tăng nhiều quá hoặc mất cân đối giữa hai loại là nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não…

Có thể bạn quan tâm: Mỡ máu

Bài viết liên quan

Chẩn đoán chỉ số Glyceride trong máu cao

Chỉ số Triglyceride trong máu như thế nào là cao?

09/03/2020

roi_loan_lipid_mau_1

Có phải người mỡ máu cao không được ăn trứng

18/08/2022

Chỉ số mỡ máu cao thì nên ăn gì?

27/02/2019

Xem nhiều nhất

Kỳ lạ bé gái chào đời mang thai 2 em song sinh

04/01/2015

Thuốc nano mới cho bệnh nhân ung thư sản xuất tại Iran

19/08/2014

Phương pháp khắc phục chứng tê nhức do phong thấp

30/01/2019

Lý giải mới về việc muỗi không thể lây nhiễm HIV

04/09/2018

Nếu lạc quan phía trước sẽ luôn có đường

18/03/2016

7 thói quen hàng ngày có thể hủy hoại sức khỏe của bạn

29/03/2019

Ý kiến của bạn Hủy

Nên xem

Chẩn đoán nguyên nhân và điều trị các bệnh thiếu máu

Chẩn đoán nguyên nhân và điều trị các bệnh thiếu máu

Cách dùng thuốc phòng bệnh huyết khối, nghẽn mạch

Cách dùng thuốc phòng bệnh huyết khối, nghẽn mạch

Tìm hiều về bệnh rối loạn sinh tủy

Tìm hiều về bệnh rối loạn sinh tủy

Chỉ số Triglyceride trong máu như thế nào là cao?

Chỉ số Triglyceride trong máu như thế nào là cao?

Mỡ máu cao nguyên nhân do đâu

Mỡ máu cao nguyên nhân do đâu

Vàng da sơ sinh, các biện pháp phòng và chữa bệnh vàng da nhân

Vàng da sơ sinh, các biện pháp phòng và chữa bệnh vàng da nhân

Thiếu máu do thiếu sắt nguy hiểm thế nào?

Thiếu máu do thiếu sắt nguy hiểm thế nào?

Tin mới nhất

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

Những thói quen ngủ cực xấu đối với sức khỏe

Những thói quen ngủ cực xấu đối với sức khỏe

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

Sốt xuất huyết ở trẻ em: Cha mẹ cần biết để bảo vệ con

Sốt xuất huyết ở trẻ em: Cha mẹ cần biết để bảo vệ con

Hiểu rõ nguyên nhân để có cách điều trị viêm họng hiệu quả

Hiểu rõ nguyên nhân để có cách điều trị viêm họng hiệu quả

Tính chỉ số BMI

Bạn muốn biết mình có béo hay không? Hãy điền thông tin theo form dưới đây để biết ngay:

cm

kg

Tra cứu thuốc
  • Tên thuốc
  • Thuốc theo bệnh
  • Tên hoạt chất
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tra cứu bệnh viện
Video Clip

9 Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư buồng trứng

  • Danh y Hoa Đà dạy 4 điều cấm kỵ khi ngủ
  • 6 lợi ích của bia đối với sức khỏe
  • 5 trường hợp TUYỆT ĐỐI không được ăn gừng
Facebook
Benh.vn

Bạn đọc quan tâm

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

19/09/2023

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

19/09/2023

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

18/09/2023

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

17/09/2023

Bệnh mất khứu giác và những phương pháp bảo vệ khứu giác

Bệnh mất khứu giác và những phương pháp bảo vệ khứu giác

14/09/2023

Đăng ký Nhận thông tin hữu ích
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Bệnh
  • Trẻ em
  • Bà bầu
  • Nữ
  • Nam
  • Sống khỏe
  • Thuốc và biệt dược
  • Y học quanh ta
  • Hỏi đáp
  • Video Clip
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
logo

Chịu trách nhiệm chuyên môn thông tin y học: Bác sĩ và Dược sĩ tâm huyết

Thông tin trên trang có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, nếu không có sự đồng ý của bác sỹ.

Liên hệ

Email: info.benh.vn@gmail.com

Tìm hiểu thêm
  • Chính sách
  • Thông tin quan trọng
  • Sitemap
Benh.vn
  • Giới thiệu
  • Tiểu sử ban điều hành
  • Quảng cáo với chúng tôi
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Copyright © 2013 benh.vn. All rights reserved. by benh.vn

facebook google youtube DMCA.com Protection Status
back-to-top
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi