Thuốc đạn hạ nhiệt là loại thuốc tác dụng lên vùng dưới đồi ức chế trung tâm sinh nhiệt, đưa nhiệt độ cơ thể trở về mức bình thường (37oC). Thuốc có nhiều dạng: bột, viên và thuốc đạn (tọa dược).
Thuốc đạn hạ sốt: hoạt chất là paracetamol mang nhiều hàm lượng khác nhau: 80mg, 150mg, 300mg. Thuốc được hấp thu qua trực tràng, hiệu quả gần như thuốc uống, chỉ được nên dùng khi trẻ không uống được (bị nôn, không hấp thụ). Thời gian tác dụng thường chậm hơn thuốc uống. Thuốc đạn ở thể rắn trong điều kiện thông thường. Khi đặt vào hậu môn, khi gặp nhiệt độ cơ thể sẽ hóa lòng giải phóng hoạt chất, phát huy điều trị tại chỗ hay toàn thân. Mỗi viên có đường kính 10mm, chiều dài 30mm, khối lượng 2g, Dược chất được hấp thu 50-70% vào tuần hoàn chung, không qua gan. Thuốc đạn thường chứa những thuốc kích ứng đường tiêu hóa, dược chất có mùi khó chịu dễ nôn mửa hoặc bị phân hủy bởi dịch dạ dày, các chất dễ chuyển hóa khi qua gan lần đầu. Tuy nhiên tùy thuộc vào yếu tố sinh lý của cơ thể bệnh nhân và dược chất nên tác dụng thất thường.
Khi dùng thuốc cần lưu ý:
– Liều dung paracetamol cho trẻ em thường tính theo công thức 60mg/kg/24h.
Ví dụ trẻ nặng 10kg có thể dùng 600mg paracetamol mỗi ngày (cộng các loại thuốc có chứa paracetamol để tính tổng liều không quá 600mg)
– Không cùng dùng nhiều loại thuốc có chứa paracetamol cùng một thời gian (để tránh quá liều đã quy định).
– Cần giữ thuốc trong tủ lạnh để đảm bảo viên thuốc luôn đủ cứng để có thể đặt vào trực tràng được.
– Thuốc gây kích thích tại chỗ, tác dụng tùy theo số lần dùng, thời gian dùng. Do đó thời gian đặt thuốc càng ngắn càng tốt, nếu bệnh đã thuyên giảm nên chuyển sang dùng thuốc uống.
– Không dùng trong trường hợp bệnh nhân tiêu chảy, bị dị ứng thuốc, bệnh gan nặng, mới bị viêm hoặc chảy máu hậu môn.
– Cần lưu ý về hạn dùng của thuốc ghi trên vỏ hộp. Lựa chọn loại thuốc phù hợp với độ tuổi của trẻ (loại 80mg, 150mg, 300mg)
– Nên dùng các biện pháp khác song song với việc dùng thuốc đạn như: lau mát bằng nước ấm, lau cho trẻ ở nơi kín gió, cởi bớt quần áo, ăn nhẹ dễ tiêu, uống nhiều nước, không xoa nước đá, không xoa dầu gió.
– Các trường hợp sau cần đưa trẻ đi cấp cứu:
+ Trẻ dưới 4 tuổi bị sốt trên 390C
+ Trẻ sốt kèm theo cứng cổ, phồng thóp
+ Đã điều trị tại nhà 4-5 ngày vẫn không đỡ hoặc sốt kéo dài 3 ngày
Benh.vn (theo Duoc&MP)