Trong cuộc sống, có những việc tưởng chừng rất đơn giản nhưng nếu chúng ta không biết sẽ vô tình ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, những lưu ý cần tránh sau khi ăn là ví dụ…nếu thực hiện không đúng lâu dần sẽ ảnh hưởng đến hệ thống hoạt động của bộ máy tiêu hóa. Vậy, những lưu ý cần tránh sau bữa ăn là gì?
Mục lục
Tìm hiểu về hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của con người là một ống dài khoảng 9m, bắt đầu từ miệng, xuống thực quản, qua dạ dày, đến ruột non và cuối cùng là ruột già.
Hệ tiêu hóa (Ảnh minh họa)
Bộ máy tiêu hóa hoạt động như thế nào?
Hệ tiêu hóa giống như một bộ máy của cơ thể. Nó là nơi mà các chất dinh dưỡng, cùng với những chất gây hại và độc tố trong thực phẩm mà chúng ta ăn vào sẽ được xử lý.
Trong ruột có khoảng 100 ngàn tỉ khuẩn, chúng bao gồm vi khuẩn có lợi cũng như vi khuẩn gây hại, mà được gọi là hệ vi sinh vật đường ruột. Chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của đường ruột và toàn bộ cơ thể.
Để hoạt động có hiệu quả, hệ tiêu hóa cần có môi trường làm việc khỏe mạnh. Giống như một động cơ của xe, hệ tiêu hóa cần được chăm sóc chu đáo và cẩn thận.
Những vấn đề cần tránh sau khi ăn
1. Ăn hoa quả
Do thói quen, người Việt Nam thường sử dụng các loại hoa quả là món tráng miệng sau khi ăn.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa:
+ Sau khi ăn, nếu ăn tiếp hoa quả sẽ khiến dạ dày phải làm việc quá tải.
Nguyên nhân:
+ Sau khi ăn, dạ dày cần 1 đến 2 tiếng để tiêu hóa hết toàn bộ thức ăn.
+ Nếu ăn hoa quả tráng miệng sẽ bị chặn bởi số thức ăn trước đó. Điều này khiến cho hoa quả không được tiêu hóa tối đa như bình thường.
Ăn hoa quả sau bữa ăn sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa (Ảnh minh họa)
Phương pháp phòng tránh:
+ Không ăn hoa quả sau khi ăn.
2. Uống trà
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa:
+ Uống trà ngay sau khi ăn cơm sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thụ các thành phần dinh dưỡng.
Nguyên nhân:
+ Trong lá trà xanh có chứa axit tannic, sau khi ăn cơm xong uống trà, dạ dày chưa tiêu hóa hết protein đã phải tiếp nhận axit tannic từ trà xanh.
+ Hai chất này kết hợp với nhau tạo thành kết tủa khó tiêu hóa, ảnh hưởng đến việc hấp thụ protein.
+ Ngoài ra, trà xanh cũng cản trở sự hấp thụ sắt, lâu dài sẽ dẫn đến thiếu sắt trong cơ thể.
Phương pháp phòng tránh:
+ Không uống trà sau khi ăn.
3. Hút thuốc
Ảnh hưởng đến sức khỏe:
+ Hút thuốc sau bữa ăn khiến các chất có hại trong thuốc lá hấp thu vào cơ thể dễ hơn.
+ Hút 1 điếu thuốc lá sau bữa ăn trúng lượng độc chất nhiều hơn tổng 10 điếu thuốc lá khi hút bình thường.
Nguyên nhân:
+ Sau khi ăn cơm, dạ dày và ruột co bóp mạnh, tuần hoàn máu tăng nhanh.
+ Khi hút thuốc, khả năng cơ thể hít khói thuốc độc hại là cao nhất, chất độc hại trong thuốc dễ dàng đi vào cơ thể hơn bình thường và làm tăng mức độ gây tổn hại đối với sức khỏe con người.
Phương pháp phòng tránh:
+ Không hút thuốc lá sau khi ăn.
4. Tắm
Ảnh hưởng đến sức khỏe:
+ Đi tắm sau khi ăn sẽ khiến chức năng tiêu hóa bị giảm sút, không tốt cho sức khỏe.
Nguyên nhân:
+ Sau khi ăn cơm, dạ dày cần một lượng máu lớn để phục vụ cho hệ tiêu hóa hoạt động.
+ Sau khi ăn, nếu đi tắm ngay, lượng máu sẽ chuyển bớt sang “phục vụ” cho hoạt động cơ thể, điều này khiến chức năng tiêu hóa bị giảm sút.
Không nên đi tắm ngay sau bữa ăn (Ảnh minh họa)
Phương pháp phòng tránh:
+ Nên tắm sau khi ăn 2h.
5. Đi bộ
Ảnh hưởng đến sức khỏe:
+ Đi bộ sau khi ăn ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng của hệ tiêu hóa.
Nguyên nhân:
+ Khi đi bộ, cơ thể phải vận động nhiều.
+ Sau khi ăn mà đi bộ ngay sẽ không tốt cho sức khỏe vì cơ thể phải làm việc nhiều hơn: vừa phải vận động và hấp thụ các chất dinh dưỡng của hệ tiêu hóa.
Phương pháp phòng tránh:
+ Không nên đi bộ sau khi ăn.
6. Lái xe
Ảnh hưởng đến sức khỏe:
+ Ảnh hưởng đến việc hấp thu, tiêu hóa thức ăn.
+ Lượng máu cung cấp cho não không nhiều như bình thường dẫn đến tình trạng mất tập trung, có thể gây tai nạn..
Nguyên nhân:
+ Sau khi ăn, dạ dày cần một lượng máu lớn để tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, nếu lái xe, lượng máu phải chuyển bớt sang cho não bộ.
+ Khi lượng máu cung cấp cho não bộ không nhiều như bình thường khiến cho việc lái xe dễ bị mất tập trung…
Lái xe sau khi ăn thường gây mất tập trung…(Ảnh minh họa)
Phương pháp phòng tránh:
+ Sau khi ăn nên nghỉ ngơi một chút rồi mới tiếp tục lái xe.
7. Nới thắt lưng
Để dễ chịu hơn sau khi ăn, nhiều người đã nới lỏng thắt lưng để có cảm giác thoải mái dễ chịu hơn.
Ảnh hưởng đến sức khỏe:
+ Dạ dày sệ xuống.
+ Tình trạng diễn ra thường xuyên sẽ dẫn đến bệnh sa dạ dày.
Nguyên nhân:
+ Nới lỏng thắt lưng sẽ dẫn đến chảy sệ nội tạng trong khoang bụng, sa dạ dày.
Nới thắt lưng sau ăn là nguyên nhân gây bệnh sa dạ dày (Ảnh minh họa)
Phương pháp phòng tránh:
+ Không nên nới lỏng thắt lưng sau khi ăn.
8. Đi ngủ
Các cụ xưa có câu “căng da bụng thì trùng da mắt…” vì vậy, sau khi ăn chúng ta thường buồn ngủ. Tuy nhiên, đi ngủ ngay sau khi ăn sẽ không tốt cho sức khỏe.
Ảnh hưởng đến sức khỏe:
+ Người mệt mỏi, bụng chướng, ậm ạch, khó tiêu…
+ Giảm công năng của dạ dày và ruột.
+ Nguyên nhân dẫn đến các bệnh về dạ dày, ruột…
Nguyên nhân:
+ Ngủ làm cho đại não rơi vào trạng thái ức chế, kéo theo ức chế tất cả các bộ máy trong cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa.
+ Ăn xong mà ngủ ngay thì thức ăn sẽ không được tiêu hóa một cách hoàn thiện, hấp thu kém, dẫn đến những bệnh về dạ dày, ruột….
Phương pháp phòng tránh:
+ Không nên đi ngủ sau khi ăn.
Lời kết
Ăn, ngủ, nghỉ …tác động trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của mỗi con người. Ngoài ra, để đảm bảo một chế độ sinh hoạt điều độ, khoa học …mỗi người chúng ta cần phải tránh những thói quen có hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau khi ăn.
Vì vậy, những lưu ý này mặc dù rất đơn giản như: không hút thuốc, ăn hoa quả, uống trà, đi bộ, lái xe…nhưng nếu chúng ta vô tình không biết hoặc thực hiện không đúng, lâu dần sẽ gây nên những căn bệnh nguy hiểm cho hệ tiêu hóa và sức khỏe nói chung.
ĐHA – Benh.vn