Dưới cái nóng oi bức của ngày hè (nền nhiệt từ 38 đến 40 độc C), thì chỉ cần nghĩ được thả mình xuống hồ bơi trong xanh, mát mẻ là đã thấy tinh thần thoải mái, khoan khoái…Thế mới biết “sức hút” từ bể bơi mạnh mẽ thế nào đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc tắm ở các bể bơi cũng là nguyên nhân dẫn đến một số căn bệnh…
Mục lục
Các tiêu chí về một bể bơi đạt chuẩn
Bể bơi đạt chuẩn cần tuân thủ các nguyên tắc chung về an toàn cho người đi bơi, một số tiêu chí đó có thể kể tới như.
- Đảm bảo các thông số về bể bơi theo tiêu chuẩn quốc tế (chiều dài, rộng, độ sâu cần thiết…)
- Sàn bể bơi phải dùng gạch chống trơn có rãnh hoặc đường khía.
- Nước dùng trong bể bơi phải có hệ thống lọc và xử lý nước.
- Thay nước bể bơi theo định kỳ.
- Sử dụng chất tiệt trùng đạt chuẩn…
Các loại bệnh liên quan đến bể bơi
Bệnh liên quan tới bể bơi có thể là các bệnh về mặt, da và tóc, tai mũi họng, phụ khoa… Sau đây là một số bệnh liên quan tới bể bơi thường gặp nhất mà người đi bơi cần lưu ý.
Viêm kết giác mạc do bể bơi không đạt tiêu chuẩn vệ sinh
Viêm kết mạc là căn bệnh gặp phổ biến nhất khi bơi lội, nhất là khi hồ bơi quá tải, tình trạng tiệt trùng nước hồ bơi không đạt vệ sinh.
Vì vậy, sau khi đi bơi về nếu xuất hiện mắt đỏ, ra gỉ nhiều, ngứa, chảy nước mắt… thì đó là những dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm kết mạc. Vì vậy, người bệnh cần đi khám ngay.
Mùa hè cha mẹ cần đề phòng các bệnh từ bể bơi cho trẻ nhỏ.
Ngoài bệnh viêm kết mạc, việc bơi lội trong môi trường nước không đảm bảo cũng làm tăng cơ hội lây nhiễm của một loại vi khuẩn có tên là chalamydia cùng họ với vi khuẩn gây ra bệnh mắt hột. Vi khuẩn này có thể từ bộ phận sinh dục lây vào mắt hoặc từ mắt sang mắt.
Còn nếu mắt bị kích ứng, khô mắt, xót… đó là do nươc hồ bơi chưa được xử lý kỹ. Tình trạng này thường gặp ở các hồ bơi trong nhà, do kín cộng với khí clo trong nước hồ bơi có thể là tác nhân gây tình trạng này.
Viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm đường hô hấp
Đi bơi thường xuyên cũng có thể bị viêm mũi dị ứng, viêm đường hô hấp. Nguyên nhân do bản thân những người bị viêm mũi dị ứng rất “nhạy cảm” với các dị nguyên. Trong khi đó, ở các bể bơi Việt Nam luôn sử dụng một lượng chất khử trùng lớn. Nếu bị dị ứng với các hoá chất tẩy rửa, khi đi bơi, bệnh nhân có tiền sử viêm mũi, viêm xoang có thể tái phát bệnh rất nhanh.
Vì vậy, sau khi đi bơi, nếu thấy đường mũi khó thở kèm theo các biểu hiện xì ra nước màu vàng xanh, mùi hôi tanh, nước mũi chảy xuống họng và kèm theo ho thì đó là dấu hiệu của viêm mũi dị ứng, viêm xoang bị tái phát.
Viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm đường hô hấp do ngâm nước quá lâu…
Một nguyên nhân khác gây viêm đường hô hấp là do ngâm nước hồ bơi quá lâu, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ngoải ra, mùa hè không nên cho trẻ đi bơi sáng sớm hoặc tối muộn vì thời điểm đó nước hồ bơi lạnh. Trẻ nhỏ cũng nên tắm bể bơi trong nhà để tránh gió và vẫn khuyến khích tắm bể bơi nước ấm để phòng nguy cơ cảm lạnh gây các bệnh về đường hô hấp.
Khô tóc, sạm da do chất clo dùng để tiệt trùng
Khô tóc, sạm da là biểu hiện rõ rệt nhất khi đi bơi. Nguyên nhân do nước hồ bơi có chứa clo tiệt trùng khiến cho tóc khô, gãy, da thì sạm đen…
Do vậy, cần chọn bể bơi có chất lượng nước đảm bảo. Khi tắm hồ bơi lên, phải tắm lại thật sạch bằng sữa tắm và bôi kem dưỡng ẩm. Tóc cũng cần gội, xả, sấy khô và bôi dưỡng phục hồi cho tóc.
Ngoài ra tắm hồ bơi khi thời tiết nắng nóng cũng là nguyên nhân gây cháy da. Vì vậy, tốt nhất là bôi kem chống nắng không trôi dưới nước để bảo vệ làn da được đẹp đẽ.
Đối với những người có cơ địa dị ứng, hay bị viêm da thì không nên đi bơi bởi khi da tiếp xúc với hóa chất này sẽ gây viêm…
Phương pháp phòng tránh các bệnh thường gặp ở bể bơi
Để phòng tránh các bệnh thường gặp ở bể bơi thì người bơi cần chú ý chuẩn độ tư trang bơi đầy đủ và vệ sinh sạch sẽ sau khi bơi xong.
Vệ sinh ngay sau khi bơi để giảm nguy cơ lây bệnh
Do nước trong bể bơi chứa nhiều vi khuẩn nấm, vi trùng gây bệnh, nếu không vệ sinh sạch sẽ, các mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây hiện tượng nhiễm nấm, và bệnh phụ khoa.
Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý để bảo vệ mắt sau khi đi bơi
Vì vậy, sau mỗi lần đi bơi ở các bể bơi công cộng, cần vệ sinh cơ thể bằng cách tắm rửa sạch sẽ để tẩy sạch chất hữu cơ bám dính vào cơ thể và dùng khăn tắm cá nhân lau khô người. Hạn chế tối đa việc thuê, mượn quần áo bơi đã sử dụng cũng giúp bạn phòng bệnh và bảo vệ cơ thể.
Dùng mũ và kính bảo vệ tóc và mắt
Các hóa chất dùng để khử trùng và làm sạch nước sẽ làm tóc trở nên thô và khô cứng, thậm chí là rụng tóc vậy nên dùng mũ nilon bảo vệ tóc, tránh cho tóc và da đầu tiếp xúc với những chất độc hại này.
Ngoài ra, cần đeo kính bơi để tránh viêm kết mạc, các loại bệnh về mắt do những vi khuẩn lây lan trong nước. Đặc biệt không dùng tay dụi mắt, dùng nước muối sinh lý để rửa mắt sau khi đi bơi là các cách có thể giúp bạn hạn chế phần nào bệnh liên quan đôi mắt khỏe mạnh.
Lời kết
Hiện nay, việc các bể bơi không tuân thủ các quy định an toàn và vệ sinh nước hàng ngày không phải là hiếm gặp. Đây được cho là nguyên nhân khiến tỉ lệ bệnh nhân mắc các bệnh về mắt, hô hấp, bệnh ngoài da ngày càng nhiều…
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, ngoài việc lựa chọn bể bơi đảm bảo an toàn, khi đi bơi, mọi người cần đeo kính bảo vệ mắt, vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý và tắm rửa sạch sẽ ngay sau khi bơi…