Mục lục
Theo WTO, nghiện rượu là sự thèm muốn, đòi hỏi thường xuyên uống rượu, dẫn đến rối loạn nhân cách, giảm khả năng lao động ảnh hưởng đến sức khoẻ con nghiện. Đây cũng là cảnh báo cho những ai đang có thói quen này. Từ lúc bắt đầu uống rượu đến nghiện rượu thời gian dài ngắn khác nhau tuỳ từng người và phụ thuộc vào các yếu tố nhiều yếu tố như lượng rượu, loại rượu, tần suất uống, sức khỏe người uống, thực phẩm hay trạng thái tâm lý khi uống.v.v.
Nghiện rượu không chỉ là căn bệnh trầm trọn mà còn là nỗi nhức nhối của cả xã hội. Rất nhiều trường hợp loạn thần do rượu phải vào điều trị tại bệnh viện. Năm 1990, loạn thần do rượu chỉ chiếm 0,31% giường bệnh thì năm 1994 con số này đã tăng lên tới 6,99%, tăng gấp 22 lần và còn có xu hướng tăng lên nữa.
Thế nào là nghiện rượu mạn tính
Nghiện rượu mạn tính xảy ra khi dùng rượu dài ngày, dần đến lệ thuộc và thường xuyên phải tìm rượu, Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp uống rượu đều có thể coi là nghiện rượu mạn tính. Người nghiện rượu mãn tình thường có một số biểu hiện sau:
Luôn có cảm giác thèm muốn, đôi khi rất mãnh liệt, bắt buộc phải quay lại uống để không có cảm giác bứt dứt
Không kiểm soát được mức độ và thời gian uống rượu.
Xuất hiện hội chứng cai khi ngừng uống hoặc thiếu rượu (như là buồn rầu, bất an, mệt mỏi, vật vã, bứt rứt, cáu bẳn, vã mồ hôi, lo lắng, rối loạn giấc ngủ)
Có khả năng uống hơn mức bình thường
Biến đổi tính cách, thói quen, trở thành người vị kỷ, ác ý, chấp nhặt, thiếu trách nhiệm với con cái và gia đình.
Một số yếu tố thuận lợi cho người nghiện rượu
Tuổi: Ngày càng có nhiều người trẻ uống rượu, vì vậy tỷ lệ người trẻ nghiện rượu tăng cao.
Di truyền: Con của những cặp vợ chồng nghiện rượu có nguy cơ nghiện rượu cao gấp 2 lần so với con những cặp vợ chồng không nghiện.
Nghề nghiệp: Lao động giản đơn
Hôn nhân: Người nghiện rượu có nhiều vấn đề về hôn nhân. Mâu thuẫn gia đình, ghen tuông
Cuộc đời trở nên khép lại đối với người nghiện rượu
Đối với gia đình:
Người nghiện rượu ngày càng trở nên ích kỷ, lãnh đạm, thô bạo hơn. Giảm sút tình cảm đạo đức, không quan tâm đến gia đình, tiền bạc và thời gian đổ hết vào rượu, nếu cần có thể ăn cáp để uống rượu. Cuộc sống tạm bợ, bê tha, hay nói dối, nợ nần thường không trả được.
Đối với công việc:
Người nghiện rượu không quan tâm đến công việc như trước, năng suất lao động giảm sút, công việc thường bị gián đoạn, tiền lương kiếm được ngày càng ít. Rất dễ bị mất việc
Đối với xã hội:
Địa vị xã hội bị hạ thấp, mối quan hệ xã hội bị thu hẹp dần, con nghiện rượu mất dần những bạn bè, chỉ còn những bạn rượu. Phẩm chất xã hội thoái hoá dần, thường vi phạm pháp luật.