Ngủ trưa rất tốt cho sức khỏe và cần thiết cho một ngày làm việc dài. Một giấc ngủ trưa đúng cách sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cũng như giảm đi căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện trí nhớ hiệu quả, tăng cường sự tập trung và sáng tạo. Nhưng ngủ trưa thế nào là tốt?
Mục lục
Những lợi ích không thể bỏ qua của việc ngủ trưa?
Giấc ngủ trưa tuy ngắn nhưng hiệu quả vô cùng bất ngờ. Giờ giải lao ngắn ngủi, thay vì việc tán gẫu với đồng nghiệp xuyên trưa, hãy thưởng cho mình 1 giấc ngủ ngắn, sâu và đúng tư thế. Vì giấc ngủ trưa có cực nhiều lợi ích với sức khoẻ:
- Giảm Stress: Sau 4h làm việc liên tục mà công việc vẫn ngổn ngang hẳn bạn rất căng thẳng. Đây là lúc nên cho não bộ nghỉ ngơi, giải lao để giải phóng hết các hormon gây căng thẳng.
- Cải thiện trí nhớ, tăng tập trung, tăng khả năng sáng tạo: Ngủ trưa đúng cách giúp cải thiện tuần hoàn máu não và tạo thời gian nghỉ ngơi cho não bộ và hệ thần kinh. Điều này rất có ý nghĩa trong việc cải thiện trí nhớ và tăng tập trung
- Ngủ trưa điều độ còn giúp cải thiện và tránh những bệnh về tim mạch, cân bằng lại hoạt động của não bộ.
- Khởi động lại hệ thống sinh học sau nửa ngày làm việc.
- Ngăn ngừa kiệt sức.
- Tỉnh táo và hiệu suất công việc được cải thiện rõ rệt.
- Giảm nguy cơ bệnh tim.
- Giúp nâng cao nhận thức các giác quan: nhạy cảm về thị giác, thính giác và vị giác..
Tuy nhiên, nếu ngủ trưa không đúng cách, bạn sẽ lờ đờ mệt mỏi cả buổi chiều. Vậy thế nào là ngủ trưa thế nào là tốt?
Nên ngủ trưa trong bao lâu?
Ngủ trưa thế nào là tốt? Mặc dù có rất nhiều lợi ích nhưng nếu ngủ trưa quá nhiều lại gây tác dụng phụ cho cơ thể. Ngủ trưa nhiều sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái ngủ sâu. Do vậy lúc thức dậy sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, đờ đẫn, nhức đầu và công việc sẽ không còn hiệu quả. Ngủ trưa nhiều còn khiến bạn bị mất ngủ vào ban đêm, tình trạng kéo dài sẽ gây suy nhược cơ thể, trí nhớ kém…
Một giấc ngủ trưa chỉ nên kéo dài từ 15 – 30 phút. Nhiều người nghĩ rằng, nghỉ trưa quá ngắn không có tác dụng gì, chưa kịp chợp mắt để phải thức giấc. Nhiều người khác lại tranh thủ ngủ trưa được càng nhiều thời gian càng tốt. Trên thực tế, cả 2 cách nghĩ trên đều chưa đúng. Giấc ngủ trưa ngắn sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn, tăng khả năng tập trung, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Những tư thế cần tránh khi ngủ trưa
Ngủ ngồi
Rất nhiều người ngủ trưa trong tư thế ngủ ngồi. Cách ngủ này không có lợi vì nếu ngủ ngồi, lượng máu cung cấp lên não sẽ giảm đi, sau khi tỉnh dậy sẽ xuất hiện một số triệu chứng thiếu máu, thiếu oxy não như chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi.
Người ngủ ngồi thường ngủ không sâu giấc, dễ giật mình. Với giấc ngủ trưa, điều này là cực kỳ không tốt. Bạn cần ít nhất 15 phút vào giấc sâu, tỉnh dậy mới có thể tỉnh táo được.
Ngủ gục xuống bàn
Có nhiều người thường ngủ gục xuống bàn mà không biết rằng làm như vậy sẽ khiến áp lực trong mắt tăng lên, rất dễ gây các bệnh về mắt. Phần lớn nhân viên văn phòng thường ngủ gục ngay trên bàn làm việc. Như vậy có thể gây tổn thương thị lực
Ngoài ra, người ngủ gục thường kê tay làm gối, đầu gục xuống, chân duỗi. Hậu quả khi tỉnh dậy, cổ mỏi, tay tê, phần hông và chân tê cứng. Điều này không tốt cho các cơ ở chi, dễ gây yếu cơ
Vì vậy, để có một giấc ngủ trưa tốt, bạn nên lựa cho mình một vị trí ngủ trên sàn tiện lợi.
Lưu ý:
– Cần lưu ý, không ngủ khi vừa ăn no. Sau khi ăn trưa nên đi lại nhẹ nhàng 10-15 phút trước khi đi ngủ nếu không muốn đau dạ dày, béo bụng và khó thở.
– Khi ngủ, thả lỏng cơ thể, giãn đều các cơ bắp, thở nhịp nhàng.
– Đủ độ tối, âm thanh nhẹ sẽ giúp ngủ ngon hơn.
– Không gối đầu vào khuỷu tay, gục đầu xuống bàn vì tư thế này sẽ đè lên con ngươi mắt, lâu ngày ảnh hưởng đến mắt; đè lên ngực ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của máu và tác dụng dẫn truyền của hệ thần kinh.
Ngủ trưa rất có lợi cho sức khoẻ. Cố gắng dành ra 15-30 phút mỗi ngày để ngủ trưa và nạp năng lượng tích cực cho buổi chiều bạn nhé!