Sốt là một tình trạng bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây cũng là phản ứng của cơ thể trẻ trước sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus gây bệnh. Một số triệu chứng mà trẻ sơ sinh có thể gặp phải khi bị sốt như bú ít, quấy khóc, cơ thể ra nhiều mồ hôi, nóng ran…
Mục lục
Khi con sơ sinh bị sốt nhiều mẹ thường luống cuống và không biết xử lý như thế nào để hạ nhiệt cũng như làm giảm tình trạng khó chịu ở trẻ nên thường dẫn đến tình trạng bệnh của con thêm nặng.
Theo hướng dẫn từ các bác sĩ Nhi khoa, khi trẻ sơ sinh bị sốt mẹ nên:
Thứ nhất, cặp nhiệt độ cho con
Thân nhiệt trẻ và người lớn hoàn toàn là khác nhau, đặc biệt khi trẻ bị sốt. Việc cha mẹ có thói quen dùng tay sờ lên trán kiểm tra con có nóng hay không là không chính xác. Thay vào đó, khi con sơ sinh bị sốt, mẹ nên dùng nhiệt kế để biết chính xác nhiệt độ cơ thể của con. Cách tốt nhất để có được nhiệt độ chính xác là sự dụng nhiệt kế trực tràng để đo nhiệt độ ở hậu môn của bé.
Việc cặp nhiệt độ để biết khi trẻ sốt 38,5 độ C trở lên là phải hạ sốt. Ở mức sốt vừa 38-38,5 độ C thì cơ trẻ có thể chịu đựng được, nhưng với mức sốt cao 39-40 độ C trở lên dễ bị co giật, gây thiếu oxy não.
Thứ hai, không được hạ sốt bằng thuốc kháng sinh tùy ý
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh không được tự ý dùng thuốc hạ sốt. Việc dùng thuốc để hạ sốt cho trẻ sơ sinh có thể không khiến nhiệt độ con hạ xuống mà có thể trẻ sẽ mệt mỏi và ảnh hưởng tới sức khỏe hơn.
Thậm chí, có nhiều bậc cha mẹ lầm tưởng dùng Aspirin để hạ sốt cho trẻ, nhưng đây là cách làm sai vì Aspirin giúp hạ nhiệt, giảm đau nhưng loại thuốc này không được dùng cho trẻ dưới 18 tuổi.
Thứ ba, dùng nước ấm lau người cho trẻ
Khi trẻ sơ sinh bị sốt rất có nguy cơ bị nhiễm trùng da, vì thế mẹ không nên bỏ qua công đoạn vệ sinh cơ thể cho bé thật sạch sẽ.
Có thể dùng khăn mềm nhúng vào một chậu nước ấm và lau thân thể cho bé, điều này không những giúp hạ sốt mà còn giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Lưu ý không được dùng nước lạnh.
Sau khi lau người nên cho trẻ ngồi trong phòng thoáng, không được ngồi dưới điều hòa, trước quạt để tránh bị lạnh và sốt cao thêm.
Ngoài ra, bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không được dùng túi đá chườm lạnh cho con vì cơ thể đang ấm, nếu chườm lạnh, nhiệt độ nóng – lạnh chênh lệch quá mức có thể gây bỏng lạnh, dễ bị suy hô hấp.
Thứ tư, nới lỏng quần áo
Nhiều mẹ cho rằng khi con bị sốt thường có dấu hiệu lạnh như người lớn nên mặc thêm áo, đắp thêm chăn cho con nhưng không biết đó cũng là cách làm sai. Mẹ không nên quấn tã chặt cũng không ủ thêm chăm mà cần nới lỏng tã, quần áo.
Thứ năm, cung cấp đủ nước cho con
Khi trẻ sơ sinh bị sốt, cơ thể sẽ bị mất nước rất nhiều do quá trình ra mồ hôi. Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi mẹ cần đảm bảo đủ các giờ bú. Trẻ trên 6 tháng tuổi bị sốt cần cung cấp thêm nước uống.
Trẻ 3 – 6 tháng tuổi nếu sốt từ 38,5 độ C trở lên, trẻ 6 – 12 tháng tuổi, thân nhiệt vượt quá 39 độ C, trẻ ho nhiều, khó thở, nôn ói, sốt kèm tay chân lạnh, không ăn uống được, hoặc có dầu hiệu xuất huyết, nổi chấm đỏ trên da, chảy máu cam, chảy máu lợi, ói ra có màu, đi ngoài phân đen như bã cà phê… cần đi khám sớm.
Cho trẻ uống thuốc gì ?
Theo BS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết trên Gia đình và Xã hội, thuốc hạ sốt phổ biến là Paracetamon, Efferangan dạng viên nén, sủi, thuốc đặt, dùng cách 4-6 giờ/lần khi sốt. Thuốc đặt hậu môn có tác dụng nhanh như thuốc uống, thuốc sủi, rất tiện lợi.
Các bố mẹ nên biết rõ rằng: Paracetamon, Efferangan là thuốc hạ sốt, giảm đau. Babycomplex chứa cả 3 loại thuốc trị ho, sốt, chảy mũi nên chỉ dùng để hạ sốt khi trẻ có ho, sốt do cảm cúm.
Còn trẻ ho thì đã có thuốc riêng trị ho. Chảy mũi có thuốc riêng trị sổ mũi. Bị sốt có thuốc hạ sốt. Có triệu chứng 1 bệnh thì dùng thuốc chữa 1 bệnh, không dùng tuỳ tiện. Nếu bố mẹ không có kinh nghiệm lựa chọn thuốc, tốt nhất là không nên tự ý dùng, mà nên đưa trẻ đi khám, mua thuốc theo y lệnh của bác sĩ.
Khi trẻ thức thì dùng thuốc dạng uống (gói, viên nang, sủi bột, sirô). Trước khi dùng thuốc cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
Với viên đặt hậu môn, khi dùng thuốc, không được tự ý nhân hoặc chia liều (không được đặt 2 viên hoặc nửa viên 1 lần, mà phải đặt cả viên 1 lần). Thuốc đặt dễ dùng, nhưng bảo quản phải đúng cách, nếu thuốc bị mềm sẽ đặt rất khó. Không nên cho thuốc đặt vào ngăn đá tủ lạnh vì sẽ hỏng thuốc luôn. Hãy đặt loại thuốc này ở cánh tủ lạnh. Thuốc đặt hậu môn dùng hạ sốt khi trẻ ngủ, bị nôn ói.
Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện ?
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Hải Yến (Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc) cho biết, cần đưa trẻ đến bệnh viện khi:
– Trẻ sốt cao trên 39 độ C, không giảm được nhiệt độ khi điều trị bằng thuốc hạ sốt và các phương pháp vật lý phối hợp.
– Hoặc sốt rất cao trên hoặc bằng 41 độ C.
– Trẻ có các dậu hiệu bất thường như: bỏ bú, quấy khóc nhiều, không chơi, sốt li bì, co giật, sảng, thở nhanh, thở khó, tiêu chảy, phân có nhày máu….
– Trẻ sốt trên 2 ngày.
Benh.vn (Nguồn Khám phá)