Bổ sung dầu cá có thật sự tốt như bạn nghĩ? Dầu cá có những lợi ích gì cho sức khỏe và nên bổ sung như thế nào cho đúng cách. Đó là những câu hỏi của rất nhiều người vẫn đang băn khoăn về loại thực phẩm này, ngay cả những người đang sử dụng thường xuyên, chưa chắc đã hiểu được hết.
Mục lục
- 1 Một số lợi ích từ dầu cá với sức khỏe
- 2 Những câu hỏi thường gặp về Dầu cá
- 2.1 1. Uống bổ sung dầu cá tốt như ăn cá?
- 2.2 2. Ngoài cá ra thì bạn có thể ăn thực phẩm nào bổ sung Omega 3?
- 2.3 3. Dầu nhuyễn thể chứa ít omega-3 hơn so với dầu cá?
- 2.4 4. Nên ăn bao nhiêu cá thì bổ sung đủ dầu cá cho cơ thể?
- 2.5 5. Nếu bạn đang mang thai, bạn nên bổ sung dầu cá để giúp não bộ của bé phát triển?
- 2.6 6. Omega 3 trong thịt filet cá hồi tươi tốt cho bệnh mạn tính nào mới được nghiên cứu?
Một số lợi ích từ dầu cá với sức khỏe
Tim mạch
Dầu cá giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Nó không chỉ giúp làm giảm triglycerides – một dạng mỡ máu làm xơ cứng động mạch, mà còn ngăn ngừa những bất thường trong nhịp tim. Các nghiên cứu mới nhất trên thế giới chỉ ra, dầu cá loại tốt có thể giúp giảm tới 50% nguy cơ các bệnh tim mạch.
Ung thư
Dầu cá ngăn ngừa hiệu quả ba hình thức phổ biến của bệnh ung thư gồm ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư tuyến tiền liệt. Loại Omega-3 có trong dầu cá giúp duy trì các tế bào khỏe mạnh và hạn chế sự tăng trưởng của tế bào không mong muốn.
Cholesterol
Một trong những lợi ích chính của dầu cá là nó giúp điều chỉnh mức cholesterol. Sự hiện diện của EPA (eicosapentaenoic acid) và DPA (axit docosahexaenoic) được tìm thấy trong hầu hết các loại dầu cá giúp điều tiết cholesterol.
Giảm cân
Tiêu thụ cá có thể là cách để chữa bệnh cao huyết áp và béo phì. Một nghiên cứu ở Úc đã phát hiện ra rằng chế độ ăn uống giảm cân có dầu cá thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả khá nhanh. Đây là một điều nghe có vẻ lạ lùng, tuy nhiên lại hoàn toàn đúng đắn và đã được kiểm chứng bởi các nghiên cứu khoa học.
Viêm khớp
Dầu cá giúp ích trong việc điều trị chứng viêm khớp. Sử dụng dầu cá lâu dài có thể giúp giảm và ngăn ngừa cơn đau viêm khớp một cách hiệu quả. Khả năng này có thể gây ra nhờ EPA có trong dầu cá có khả năng ức chế các hóa chất gây viêm. EPA được coi là hoạt chất chống viêm tự nhiên đặc biệt hiệu quả và an toàn.
Mắt
Omega-3 giúp bảo vệ bệnh thoái hóa điểm vàng (AMD) của mắt và cũng giúp giảm nguy cơ mắc hội chứng khô mắt.Rối loạn tâm thần. Dầu cá giúp giảm nguy cơ của bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ và tâm thần phân liệt. DHA cũng giúp chống oxy hóa mạnh, giảm thoái biến võng mạc do đó duy trì thị lực tốt, ngăn ngừa chứng bệnh do thoái hóa thị giác gây ra như cận thị, lão thị, đục thủy tinh thể…
Da tóc móng
Omega-3 giúp ngăn độ ẩm vào tế bào da, giảm bớt nhược điểm trên da. Hàm lượng protein trong dầu cá giúp tóc phát triển và duy trì mái tóc khỏe mạnh. Dầu cá cũng được sử dụng trong công nghệ làm đẹp thông qua thành phần chiết xuất giúp cải thiện kết cấu và chất lượng của móng tay.
Huyết áp cao
Omega-3 có đặc tính chống viêm, giúp hạ huyết áp. Sử dụng hiệu quả cho người bị cao huyết áp nguyên phát và thứ phát, có thể sử dụng kèm các thuốc điều trị bệnh lý tim mạch, huyết áp khác.
Hen, suyễn
Dầu cá giúp ích cho bệnh nhân có vấn đề về khí quản nhờ làm giảm các cơn hen, suyễn và giúp dễ thở hơn. Chính vì vậy, những người bị hen suyễn được khuyên nên sử dụng dầu cá thường xuyên.
Xương
Omega-3 được tìm thấy trong dầu cá giúp điều hòa khoáng chất trong xương và các mô xung quanh, giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương, mất xương.
Phụ nữ mang thai
Dầu cá tốt cho thai phụ, thường được nhắc đến với tên DHA giúp cho mắt và não của bé phát triển. Ngoài ra, dầu cá còn giúp ngăn ngừa tình trạng sinh non, cân nặng thấp lúc sinh và sẩy thai. Phụ nữ mang thai được khuyên nên bổ sung 200mg DHA trong dầu cá mỗi ngày trong suốt thời kỳ mang thai và cho con bú.
Viêm
Dầu cá giúp giảm viêm trong máu và các mô. Dầu cá giúp điều trị hiệu quả rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột ngắn và các bệnh viêm mãn tính.
Não
Dầu cá cũng giúp cải thiện trí nhớ và sự tập trung. Ngoài ra, nó còn giúp cải thiện chức năng của não.
Bệnh tiểu đường loại 2
Một nghiên cứu tại Mỹ đã tìm thấy rằng dầu cá có thể ngăn ngừa chứng viêm trong các tế bào mỡ gây kháng insulin và ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2.
Mụn trứng cá
Đặc tính EPA trong dầu cá giúp điều tiết chất nhờn trên da.
Cải thiện tâm trạng. Dầu cá giúp cải thiện tính khí thất thường và giảm bệnh trầm cảm.
Những câu hỏi thường gặp về Dầu cá
1. Uống bổ sung dầu cá tốt như ăn cá?
Không đúng.
Ăn cá không chỉ cung cấp cho bạn Omega-3 mà còn cho bạn Canxi, Phospho, Khoáng chất khác, Protein…. Vì vậy, hãy ăn cá thường xuyên hơn, khoảng 2 lần/tuần thay vì toàn thịt. Cũng chính vì vậy, dầu cá không thể thay thế hoàn toàn nguồn thực phẩm là thịt cá.
Tuy nhiên, đối với các loại cá biển, khuyến cáo không nên cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ ăn quá 3 bữa trong 1 tuần vì trong cá biển có dư lượng thủy ngân, có thể gây hại cho thai nhi và cho trẻ nhỏ.
2. Ngoài cá ra thì bạn có thể ăn thực phẩm nào bổ sung Omega 3?
Gan, và các thực phẩm từ loại hạt như hạt óc chó, hạt lanh đề giàu Omega 3 tốt cho sức khỏe, mặc dù không có thành phần giống hệt như dầu cá nhưng cũng rất tốt cho sức khỏe, chống oxy hóa, tốt cho tim mạch.
3. Dầu nhuyễn thể chứa ít omega-3 hơn so với dầu cá?
Dầu nhuyễn thể (mội loại dầu được chiết xuất từ các loài nhuyễn thể) cũng chứa nhiều DHA tương tự dầu cá; thậm chí nó còn nhiều EPA hơn. Đây là thành phần quan trọng giúp chống viêm, bảo vệ tim mạch, giảm cholesterol trong máu. Trên thị trường có một số chế phẩm bổ sung Omega 3 từ nguồn nhuyễn thể cũng rất tốt cho sức khỏe.
4. Nên ăn bao nhiêu cá thì bổ sung đủ dầu cá cho cơ thể?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người không nên ăn quá 200g mỗi tuần với các loại cá giàu Omega 3 như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ. Các loại cá khác nghèo Omega 3 hơn có thể được khuyến cáo ăn nhiều hơn.
5. Nếu bạn đang mang thai, bạn nên bổ sung dầu cá để giúp não bộ của bé phát triển?
DHA trong chế độ dinh dưỡng của mẹ có lợi ích to lớn với sự phát triển của trẻ sơ sinh bao gồm não bộ, tim mạch, thị giác. Việc bổ sung DHA giúp thúc đẩy sự phát triển của trẻ từ trong bụng mẹ tuy nhiên, lượng bổ sung phải từ 200mg DHA/ngày (lưu ý Omega 3 là chỉ chung nhiều loại acid béo trong đó có DHA, EPA) mới giúp phát triển rõ rệt trí tuệ của trẻ.
Bà bầu nên ăn vừa đủ cá (các loại cá có ít thủy ngân), với lượng tương đương như người bình thường, tức là không quá 340g/tuần. Bên cạnh đó cũng nên bổ sung thêm các nguồn Omega 3 từ thực vật.
6. Omega 3 trong thịt filet cá hồi tươi tốt cho bệnh mạn tính nào mới được nghiên cứu?
Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, người bị bệnh tiểu đường nên bổ sung Omega-3 nhiều hơn so với người bình thường, tốt nhất là ăn 2-3 bữa cá mỗi tuần với fillet cá hồi tươi.
Bệnh nhân Hen suyễn mạn tính cũng có thể tham khảo chế độ ăn giàu Omega 3 từ fillet cá hồi, rất tốt cho sức khỏe, giúp hỗ trợ giảm tần suất cơn hen và mức độ cơn hen.