Một số người ít vận động, lười uống nước, ăn rau, quả…nên thường xuyên bị táo bón. Đặc biệt, những phụ nữ trong thời kỳ mang thai, do ảnh hưởng của thai kỳ nên cũng hay gặp phải triệu chứng này.
Mục lục
Táo bón lâu ngày gây nên nhiều chứng bệnh, ảnh hưởng đến sinh hoạt, trong đó phải kể đến bệnh nứt kẽ hậu môn. Vậy, bệnh nứt kẽ hậu môn là gì? Những lưu ý phòng tránh bệnh nứt kẽ hậu môn như thế nào?
Tìm hiểu về bệnh nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là một ổ loét ở niêm mạc da ống hậu môn, nằm ở vùng lược, thường kèm theo sự co thắt của cơ thắt hậu môn và gây đau dữ dội sau đại tiện.
Vết loét thường ở vị trí 6 giờ (tính theo mặt kim đồng hồ, bệnh nhân nằm tư thế phụ khoa). Đôi khi ở vị trí 12 giờ (thường ở nữ giới), hiếm khi có cả vị trí 6 và 12 giờ.
Bệnh nứt kẽ hậu môn (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân nứt kẽ hậu môn
- Do táo bón lâu ngày, phân cứng làm cho hậu môn bị căng cứng.
- Do ngồi đại tiện không đúng cách: ngồi xổm, hút thuốc, đọc sách báo…kéo dài thời gian gây tụ máu trong hậu môn trực tràng.
- Do khi đi đại tiện dặn quá mạnh.
- Do tổn thương: phẫu thuật ở vùng hậu môn, sinh đẻ…
- Do viêm nhiễm hậu môn.
- Do viêm xơ cơ thắt trong.
- Do thiếu máu tại chỗ làm ổ loét không liền được (loét thiếu máu).
- Do cấu trúc khuyết hổng của cơ thắt hậu môn từ bào thai…
Triệu chứng nứt kẽ hậu môn
- Đại tiện khó, táo bón.
- Đau hậu môn khi đại tiện.
- Chảy máu tươi máu bám theo phân hoặc nhỏ giọt…
- Mẩn ướt, ngứa.
- Vết loét niêm mạc hậu môn…
Đặc tính các cơn đau
- Đau khởi phát khi đi ngoài.
- Cơn đau dịu đi vài phút, sau đó kéo dài vài giờ đối với những bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn lâu ngày.
Nứt kẽ hậu môn dẫn đến hậu quả gì
- Ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt
- Gây đau lưng, đau xương chậu
- Táo bón
- Sa trĩ.
- Khi chỗ nứt kẽ hậu môn bị viêm nhiễm sẽ gây sốt, sưng và chảy máu hậu môn.
- Rối loạn các chức năng về tiêu hóa…
- Gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống…
Bệnh nứt kẽ hậu môn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (Ảnh minh họa)
Những lưu ý phòng tránh bệnh nứt kẽ hậu môn
Chế độ ăn uống
- Duy trì sức khoẻ ổn định, cân bằng việc ăn uống để tránh bị táo bón.
- Uống nhiều nước, lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày khoảng 2 đến 2,5 lít.
- Hạn chế uống trà, rượu, cà phê, hút thuốc.
- Không ăn nhiều muối, nhiều đường.
- Trước khi đi ngủ nên ăn một cốc sữa chua sẽ cải thiện đáng kể chủng vi khuẩn có lợi trong ruột.
- Ăn đúng giờ, tăng chất xơ cho cơ thể bằng cách ăn thật nhiều hoa quả, rau, bánh mì, ngũ cốc, đỗ…
Bổ sung các thức ăn chứa nhiều magiê để nâng cao nhu động ruột (Ảnh minh họa)
- Tăng cường ăn các thức ăn có chứa nhiều magiê (magiê có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhu động ruột): sữa, kê, đậu đũa, khoai lang và một số loại rau như rau đay, rau rền, mùng tơi, rau khoai lang, khoai sọ, đu đủ xanh, chuối tiêu.
- Kiêng kỵ ăn các thức ăn tinh chế như: cháo, súp đặc, các thức ăn nhanh (fast food), các thức ăn nóng, các chất kích thích như hạt tiêu, ớt cay, nước chè đặc, ca cao…
- Khi sử dụng các loại thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống nôn, thuốc lợi tiểu, thuốc chữa trị viêm loét dạ dày, thuốc hạ huyết áp… phải dùng thêm thuốc nhuận tràng.
Chế độ sinh hoạt
- Tập thể dục, đi bộ thường xuyên …để kích thích ruột, giúp khả năng tiêu hoá tốt hơn.
- Không nhịn đi đại tiện (khi cảm thấy muốn đi vệ sinh phải đi ngay).
- Ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh.
Duy trì đại tiện hàng ngày, tránh rặn khi đi đại tiện (Ảnh minh họa)
- Duy trì đi đại tiện 1 lần/ngày, đi đúng giờ, tốt nhất là tạo thành thói quen đi vào buổi sáng hoặc tối.
- Không rặn khi đi đại tiện để tránh các biến chứng như: trĩ, nứt thành hậu môn..
- Tránh stress.
Lời kết
Do đặc thù công việc, phụ nữ mang thai, thói quen ăn ít rau, quả…khiến số người mắc các bệnh về đường tiêu hóa nói chung và chứng kẽ nứt hậu môn nói riêng đang ngày càng gia tăng.
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, phòng tránh bệnh nứt kẽ hậu môn chúng ta cần uống đủ lượng nước mỗi ngày, ăn nhiều hoa quả để tăng cường chất xơ, tạo thói quen đi đại tiện hàng ngày, thường xuyên tập thể dục… để tăng cường sức khỏe và giúp khả năng tiêu hoá tốt hơn.