Thuốc tránh thai là một biện pháp tránh thai hoàn hảo, nó có thể giúp chị em ngừa thai lên đến 99,7%. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thất bại của việc dùng thuốc tránh thai lên khá cao, 9%. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến nhất.
Mục lục
Thuốc tránh thai hằng ngày là biện pháp tránh thai được nhiều chị em lựa chọn.
Uống thuốc bập bõm
Thói quen uống thuốc không đều đặn theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ chính là nguyên nhân hàng đầu khiến thuốc tránh thai của bạn mất tác dụng.
Bạn cần hiểu là thuốc tránh thai có chứa hormon sinh dục khi được đưa vào cơ thể giúp ức chế cơ thể tiết ra ovestrin. Từ đó ức chế sự điều tiết ra FSH và metakentrin, dẫn tới việc ức chế buồng trứng rụng trứng, giúp bạn tránh thai. Chính vì vậy, khi bạn bỏ thuốc sẽ dẫn đến sự thay đổi hormone. Nếu bạn quên uống thuốc và không có quan hệ tình dục trong thời điểm đó thì không phải lo lắng gì.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu, khoảng 1/2 số người tham gia vô tình bỏ qua hai hoặc nhiều hơn số viên thuốc phải uống trong một hàng, nhưng chỉ có 17,5 % trong số này tránh quan hệ tình dục trong thời gian quên uống thuốc. Và chỉ có 3 % sử dụng bao cao su hoặc một phương pháp ngừa thai khác khi quên uống thuốc. Điều này có thể lý giải vì sao bạn uống thuốc tránh thai vẫn mang thai.
Uống thuốc không đúng giờ
Các nhà khoa học đã tạo nên loại thuốc ngừa thai hằng ngày an toàn cho sức khỏe của bạn và giảm tối đa các tác dụng phụ có thể gặp phải bằng cách giảm liều nội tiết tố trong mỗi viên thuốc. Những điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn cần uống thuốc tránh thai đúng giờ hàng ngày là nó quan trọng hơn bao giờ hết để có thuốc tránh thai vào khoảng cùng thời gian mỗi ngày.
Tuy nhiên, việc uống thuốc không đúng hướng dẫn có thể làm giảm thậm chí mất tác dụng của thuốc tránh thai
- Đối với thuốc tránh thai chứa cả progesterone và estrogen, bạn có thể cộng trừ 6 đến 12 giờ khi uống thuốc.
- Nhưng đối với thuốc tránh thai chỉ chứa progesterone bạn phải uống thuốc cùng một thời điểm mỗi ngày thì mới có tác dụng.
Nếu bạn uống thuốc muộn hơn thời gian đã uống của ngày hôm trước, nồng độ hormon sẽ giảm xuống dưới ngưỡng cần thiết và không còn khả năng giúp cơ thể tránh thai.
Uống thuốc khác cùng thuốc tránh thai
Có một số loại thuốc khá phổ biến có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc tránh thai. Bạn cần biết để tránh làm mất tác dụng của thuốc:
- Thuốc Rifadin, một loại thuốc để điều trị bệnh lao
- Thuốc Griseofulvin, một loại thuốc chống nấm
- Một vài loại thuốc kiểm soát HIV
- Thuốc Tegretol, Dilantin, Mysoline và Phenobarbital có tác dụng chống co giật.
Uống thuốc tránh thai cùng một số loại thuốc điều trị khác sẽ làm mất tác dụng của thuốc.
Các loại thuốc này tăng tốc độ trao đổi chất trong gan, do đó, tốc độ kích thích tố của thuốc tránh thai bị phá vỡ. Vì thế, nếu bị động kinh, bệnh lao, nhiễm nấm hoặc HIV dương tính… bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi lựa chọn biện pháp tránh thai tốt nhất cho mình.
Uống thuốc tránh thai đi kèm thảo dược
Không phải loại thảo dược nào cũng làm mất tác dụng của thuốc tránh thai, tuy nhiên bạn nên cẩn trọng khi sử dụng loại thảo dược St.John’s Wort (tên khoa học Hypericum perforatum). Loại thảo dược này thường có trong một số thuốc chống trầm cảm. Một nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ dùng 300 milligram loại thảo dược này trong ba lần mỗi ngày sẽ làm thay đổi các loại nội tiết tố trong cơ thể.
Thảo dược St.John’s Wort (tên khoa học Hypericum perforatum) có trong thuốc chống trầm cảm có thể làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai
Mặc dù chưa có nhiều thông tin về sự ảnh hưởng của loại thảo dược này đến thuốc ngừa thai nhưng để an toàn, các nhà khoa học cũng khuyến cáo chị em nên sử dụng một phương pháp ngừa thai khác khi phải điều trị trầm cảm bằng loại thảo dược này.
4 yếu tố không ảnh hưởng đến thuốc tránh thai như chúng ta vẫn tưởng
Trọng lượng: nhiều người cho rằng với những phụ nữ thừa cân, béo phì, thuốc tránh thai bị mất tác dụng. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có bằng chứng khoa học cụ thể nào có thể chứng mình rằng trọng lượng của một người phụ nữ ảnh hưởng đến hiệu quả ngừa thai của thuốc tránh thai mà bạn đang uống.
Rượu: cũng không có bằng chứng nào có thể chứng minh mối quan hệ giữa rượu và khả năng ngừa thai của thuốc tránh thai nội tiết tố. Tuy nhiên, khi thường xuyên uống rượu, bạn không thể nhờ được việc phải uống thuốc tránh thai.
Thuốc hết hạn sử dụng: nhưng vẫn được cất ở nơi khô thoáng và không bị ánh nắng mặt trời chiếu vào vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ ngừa thai. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng thuốc hết hạn sử dụng vì về lâu về dài nó không tốt cho cơ thể bạn.
Nước ép bưởi: furanocoumarin – hóa chất tự nhiên có trong quả bưởi có thể tương tác với hơn 85 loại thuốc. Tuy nhiên, thuốc ngừa thai lại nằm ngoài số đó, theo tài liệu khoa học mới nhất. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng thuốc kể cả khi đã ăn một vài múi bưởi.
Benh.vn (Theo Khampha)