Di ứng thời tiết là bệnh lý phổ biến vào thời điểm giao mùa, đặc biệt khi chuyển từ xuân sang hè. Độ ẩm cao, nhiệt độ thất thường, phấn hoa lan tràn trong không khí… khiến con người dễ mắc các bệnh về đường hô hấp: hắt hơi, sổ mũi… bệnh dị ứng thời tiết: nổi mề đay, mụn ngoài da, viêm mũi….Vậy làm thế nào để phòng ngừa bệnh dị ứng thời tiết? Những món ăn giúp phòng ngừa bệnh dị ứng thời tiết?
Mục lục
Dị ứng thời tiết là dạng dị ứng phổ biến nhất
Có nhiều tác nhân gây dị ứng. Mỗi nguyên nhân có thể chỉ đúng với số lượng người không lớn. Nhưng nếu tính tổng số người có bệnh dị ứng thì không hề nhỏ (~ 10% dân số). 1 số nguyên nhân gây dị ứng gồm
- Do bụi: Bụi mịn trong không khí, bụi công trường xây dựng, bui do xe cộ đi lại nhiều đều có thể dẫn đến dị ứng. Nguyên nhân do bụi min hoặc do vi trùng lẫn trong bụi gây kích ứng niêm mạc mũi và gây biểu hiện dị ứng.
- Do nấm mốc: Nấm mốc có ở mọi nơi. Nấm mốc trên quần áo, trên đồ dùng hay trên chính thức ăn do bảo quản không tốt. Nhiều người bị dị ứng với các thành phần protein hoặc độc tố trong nấm mốc gây dị ứng đường tiêu hoá và mẩn ngứa, buồn nôn, và ngộ độc
- Do dị ứng bởi lông thú nuôi: chó, mèo, chim…Một số người có niêm mạc mũi nhạy cảm và cơ địa dị ứng dễ bị kích ứng bởi lông thú nuôi. Một số khác bị ứng bởi chính mùi của đặc trưng trên lông các loại thú này.
- Do dị ứng với thuốc. Dị ứng thuốc thường xảy ra do cơ địa không phù hợp với thành phần của thuốc. Dị ứng thuốc là dạng dị ứng cực nguy hiểm, nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong nhanh chóng. Dạng dị ứng này thường gặp nhất khi tiêm vaccin. Hầu hết các trường hợp tiêm chủng đều cần test trên da trước khi đưa vào cơ thể.
- Do chất thải của chuột, gián, mối, côn trùng: 1 số ít trường hợp dị ứng khi ngửi phải hoặc bị dính chất thải của chuột, gián, mối và các loại côn trùng lên da.
- Do sự thay đổi của thời tiết: Thời tiết thay đổi làm suy giảm miễn dịch ở người, tạo điều kiện cho các tác nhân khác gây dị ứng cho cơ thể.
- Khác: Do bụi than, khói động cơ, khói thuốc lá, hơi xăng dầu, hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu…
Trong có nguyên nhân dị ứng trên, dị ứng thời tiết là dạng bệnh phổ biến nhất. Di ứng thời tiết thường xuất hiện khi giao mùa. Những người không có tiền sử dị ứng vẫn có thể bị dị ứng thời tiết bất cứ đợt giao mùa nào trong năm.
Hàng năm, đợt giao mùa thu đông và xuân hè là giai đoạn có nhiều ca dị ứng thời tiết nhất. Tình trạng này có thể kéo dài đến vài tuần khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi hô hấp. Dị ứng thời tiết cũng là nguyên nhân khởi phát hen phế quản ở cả trẻ em và người lớn.
Các biểu hiện thường găp của bệnh dị ứng thời tiết
Di ứng thời tiết đặc trưng theo mùa. Tại các giai đoạn giao mùa, miễn dịch của con người bị suy giảm, dễ bị tác động bởi các tác nhân dị ứng. Hậu quả là một loạt các triệu chứng trên da, niêm mạc như:
- Nổi mề đay: Nổi mề đay đặc trung bởi các nốt sần phù và mẩn đỏ trên da. Các nốt sần phù và mẩn đó có thể tập trung hoặc rải rác ở nhiều vùng trên da với kích thước khác nhau. Trong dị ứng thời tiết, mề đay có thể nổi khắp nơi, ban đầu rải rác sau đó lan ra toàn thân. Nổi mề đay trong dị ứng thời tiết có kèm ngứa ngứa khó chịu. Bệnh nhân càng gãi sẽ càng ngứa. Cảm giác ngứa do dị ứng thời tiết thường tăng lên vào chiều tối và đêm khi biên độ nhiệt thay đổi mạnh.
- Mẩn, mụn ngoài da: Xuất hiện các vết mẩn mụn trên da mà. Những mụn nước nhỏ li ti thường xuất hiện ở chân tay sau đó có thể lan sang các bộ phận khác. Các mẩn, mụn này rất ngứa.
- Viêm da dị ứng: Viêm da dị ứng do thay đổi thời tiết không đặc trưng và khó phân biệt với các bệnh lý khác. Viêm da dị ứng thường kèm với nổi mề đay và ngứa. Viêm da dị ứng có nhiều thể với các biểu hiện khác nhau như: Phù nề trên da, da khô tróc vảy, da nổi mẩn ngứa ngáy. 1 số trường hợp nặng có thể thấy chảy dịch trên da
- Viêm mũi dị ứng: Viêm mũi dị ứng biểu hiện với các triệu chứng sổ mũi hoặc nghẹt mũi, hắt hơi, đỏ, ngứa và chảy nước mắt và sưng quanh mắt. Chất dịch chảy ra từ mũi thường là dịch trong.
- Viêm kết mạc dị ứng: Viêm kết mạc dị ứng là phản ứng dị ứng xảy ra ở mắt. Các triệu chứng của viêm kết mạc do dị ứng thời tiết bao gồm chảy nước mắt khó kiểm soát, ngứa mắt, sưng mí mắt, đỏ mắt. Mắt có cảm giác rát và nhạy cảm với ánh sáng.
Phương pháp điều trị bệnh dị ứng thời tiết
Điều trị dị ứng thời tiết cần kết hợp loại bỏ nguyên nhân và điều trị triệu chứng. Việc điều trị các đợt cấp chủ yếu bằng thuốc. Tuy nhiên, nên kết hợp dùng thuốc với chế độ ăn, tập luyện phù hợp. Khoa học đã chứng minh, nhiều loại thực phẩm giúp làm giảm triệu chứng dị ứng thời tiết.
Giữ ấm cơ thể phòng chống dị ứng thời tiết
Những người có tiền sử dị ứng thời tiết cần đặc biệt lưu ý giữ ấm cơ thể khi đến các đợt giao mùa. 1 số biện pháp giữ ấm cơ thể giúp thân nhiệt ổn định: Dùng khăn quàng cổ (mỏng hoặc dày tuỳ thời tiết), ngâm chân bằng nước ấm hàng ngày, tránh để mũi, mặt và chân tiếp xúc trực tiếp với gió liên tục.
Thải độc bằng nước hoa quả
Nước hoa quả bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là Vitamin C, có vai trò quan trọng trong tăng cường miễn dịch, chống dị ứng thời tiết. Sử dụng nước hoa quả cũng giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ các độc tố gây dị ứng. Nước hoa quả lành tính, làm mát cơ thể, làm dịu các triệu chứng viêm do dị ứng thời tiết gây ra như: mề đay, mẩn, mụn, phù nề…
Cải thiện triệu chứng dị ứng thời tiết bằng thuốc kháng Histamin
Khi bị dị ứng thời tiết có biểu hiện ngứa, phát ban, nổi mẩn bạn cần được tư vấn 1 loại kháng Histamin để giảm triệu chứng này. Hiện nay trên thị trường có nhiều thuốc kháng Histamin. Các thuốc kháng Histamin thế hệ 1 có thể gây mệt mỏi, buồn ngủ. Tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng để được tư vấn loại thuốc và thời điểm dùng thuốc phù hợp.
Tình trang nổi mẩn, ngứa, mụn trên da có thể kèm phù nề niêm mạc sau đó gây khó thở. Nếu có biểu hiện khó thở bạn cần lưu ý dạng dị ứng nặng và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Uống kháng sinh khi dị ứng thời tiết có bội nhiễm
Tình trạng nhiễm khuẩn có thể xảy ra sau dị ứng thời tiết do hệ miễn dịch suy yếu, các tổn thương niêm mạc dẫn đến viêm. Trong các trường hợp này, bác sỹ có thể chỉ định cho bạn sử dụng loại kháng sinh phù hợp.
Lưu ý khi điều trị bệnh dị ứng thời tiết
Khi điều trị dị ứng thời tiết bạn cần sử dụng đến một hoặc một số loại thuốc khác nhau. Dù đã bị dị ứng thời tiết nhiều lần hay không, bạn cũng tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ để được tư vấn sử dụng thuốc đúng thời gian và liều lượng.
Ngứa là triệu chứng khó tránh khỏi khi bị dị ứng thời tiết. Tuy nhiên, bạn càng gãi sẽ càng ngứa và làm tổn thương nghiêm trọng da. Cố gắng hạn chế gãi, tránh da bị xước gây nhiễm trùng, viêm da. Làm dịu da bằng khăn ấm có thể khiến bạn dễ dịu hơn trong lúc chờ thuốc phát huy tác dụng
Cuối cùng khi bị mẩn ngứa có nghi ngờ do dị ứng thời tiết, bạn cần đi khám đúng chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
Khi bị mẩn ngứa, bệnh nhân cần đi khám để được điều trị kịp thời (Ảnh minh họa)
Phương pháp phòng ngừa bệnh dị ứng thời tiết
Bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa dị ứng thời tiết bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, tập luyện và lối sống sạch sẽ khoa học
Chế độ ăn uống cho người bị dị ứng thời tiết
Để phòng ngừa dị ứng thời tiết, bạn cần tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Do vậy, điều căn bản nhất là nạp đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể:
- Tăng cường protein cho cơ thể: trứng, tôm, các loại cá, thịt bò, thịt lợn….
- Bổ sung các vitamin và khoáng chất từ rau quả: rau cải xanh, xúp lơ, rau dền, rau ngót…
- Uống các loại nước trái cây: táo, lê, đào, cam, bưởi…
- Bổ sung axit folic có trong bánh mỳ và đậu có chứa axit folic là hai nguồn dinh dưỡng lớn có thể giúp cơ thể chống dị ứng.
- Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể: từ 1,5 đến 2 lít/người/ngày.
Chế độ luyện tập cho người bị dị ứng thời tiết
Muốn tăng miễn dịch cho cơ thể khoẻ mạnh, không thể lười tập luyện thể thao. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người có tiền sử dị ứng thời tiết có thể giảm thiểu tần suất mắc bệnh nhờ tập luyện thể thao thường xuyên.
Tuỳ vào thể trạng và sở thích, bạn có thể lựa chọn cho mình một môn thể thao yêu thích như: đi bộ, đạp xe, chạy, bơi lội…Các hoạt động này giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, tăng sức đề kháng và khả năng thích ứng với sự thay đổi đột ngột của thời tiết.
Chạy bộ, thể thao giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể (Ảnh minh họa)
Chế độ sinh hoạt chung cho người bị dị ứng thời tiết
Ngoài việc cải thiện sức đề kháng và khả năng thích ứng bằng chế độ ăn và tập luyện, bạn cũng cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng khác. Để làm được điều này, bạn cần lưu ý:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
- Vệ sinh nhà cửa tránh bụi bẩn, ô nhiễm…
- Tránh xa phấn hoa, nấm mốc.
- Vệ sinh cho vật nuôi.
- Tránh một số gia vị: Mù tạt, ớt cay có thể gây kích thích niêm mạc mũi…
Những thực phẩm giúp cơ thể phòng ngừa dị ứng thời tiết hiệu quả
Nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng có thể giúp bạn phòng ngừa dị ứng thời tiết. Hãy ăn nhiều những thực phẩm này trong các giai đoạn giao mùa.
Nấm kim châm loại bổ độc tố gây dị ứng thời tiết
Phương pháp:
Bổ sung vào chế độ ăn hàng tuần thực đơn nấm kim chi từ 2 đến 3 lần/tuần. Thời kỳ giao mùa dễ dị ứng thời tiết có thể sử dụng 3-5 lần/tuần.
Ăn thường xuyên trong 2 tháng.
Cơ chế tác dụng:
Nấm kim châm có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
Loại bỏ chất độc và chất thải, các ion kim loại nặng.
Nấm kim châm có chứa một loại protein có thể ức chế bệnh hen suyễn, viêm mũi, eczema và các bệnh dị ứng.
Nấm kim châm loại bỏ chất độc và chất thải, các ion kim loại nặng (Ảnh minh họa)
Uống mật ong ngừa bệnh hô hấp do dị ứng thời tiết
Phương pháp:
Uống một thìa mật ong/ngày (uống với nước ấm).
Uống trong vòng một tháng.
Cơ chế tác dụng:
Mật ong có tác dụng ngăn ngừa các bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa, hen suyễn, ngứa, ho, các triệu chứng khô mắt…
Mật ong được sử dụng để điều trị bệnh hen phế quản và các bệnh dị ứng khác. Các hạt phấn trong mật ong có thể ngăn các triệu chứng bị dị ứng với phấn hoa.
Ăn táo tàu giúp làm ấm cơ thể phòng dị ứng thời tiết
Phương pháp:
Uống hỗn hợp nước táo tàu đỏ ngâm với nước đun sôi.
Uống ngày 3 lần (khi có triệu chứng dị ứng).
Uống đến khi khỏi bệnh.
Cơ chế tác dụng:
Nước táo tàu giúp làm ấm cơ thể, lưu thông khí huyết phòng ngừa dị ứng thời tiết hiệu quả.
Ăn cà rốt giảm thiểu các triệu chứng cuả dị ứng thời tiết
Phương pháp:
Ăn cà rốt sống.
Ăn cà rốt dưới dạng trộn nộm.
Ăn cà rốt 3 lần/tuần.
Ăn trong vòng 2 đến 4 tuần.
Cà rốt có tác dụng ngăn chặn dị ứng phấn hoa, viêm da dị ứng …(Ảnh minh họa)
Cơ chế tác dụng:
Chất bêta-carotene có trong cà rốt có tác dụng ngăn chặn dị ứng phấn hoa, dị ứng thời tiết, viêm da dị ứng và các phản ứng dị ứng khác.
Bổ sung vitamin C tăng cường miễn dịch cho cơ thể
Phương pháp
Bổ sung vitamin C cho cơ thể bằng thực đơn nhiều trái cây và rau xanh như: rau cải xoong, rau xà lách, ớt xanh, ổi, đu đủ, táo lê…
Cơ chế tác dụng:
Vitamin C giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch và làm giảm các triệu chứng nổi mề đay, nổi mụn…do dị ứng thời tiết
Thực phẩm giầu vitamin C làm giảm các triệu chứng nổi mề đay, mụn …(Ảnh minh họa)
Bổ sung omega-3
Phương pháp:
Bổ sung omega-3 trong thực đơn của gia đình: cá thu, cá hồi, cá mòi, dầu cá, sữa chua..
Nguyên nhân:
Omega-3 có tác dụng phòng chống các bệnh dị ứng, chống viêm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Lời kết
Để tăng cường sức khỏe, chống lại các bệnh về dị ứng thời tiết chúng ta cần: vệ sinh nhà cửa, môi trường sạch sẽ, tập luyện thể thao và bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại vitamin, khoáng chất cần thiết. Nếu phát hiện các triệu chứng sớm của dị ứng thời tiết, bạn cần đi khám để được điều trị kịp thời, tránh gãi, trầy xước dẫn đến viêm da, nhiễm trùng da…khiến bệnh tình càng nặng thêm.