Lẩu là món ăn ưa thích của rất nhiều người Việt. Món ăn này ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên bạn có biết rằng có một số người không nên ăn lẩu vì sức khỏe của họ không?
Nhiều người chuộng lẩu vì một lý do quan trọng là thỏa mãn sở thích ăn uống của nhiều thế hệ trên cùng một bàn ăn. Mọi người quây quần quanh nồi lẩu nóng hổi và thưởng thức thì còn gì ấm cúng, vui vẻ hơn. Tuy nhiên, cần phải nhắc nhở bạn là lẩu cũng có những quy tắc ăn uống riêng mà nếu không hiểu biết bạn có thể dễ dàng rước vào mình nhiều loại bệnh tật. Thậm chí có những người cấm kỵ ăn lẩu vì thể trạng sức khỏe không phù hợp.
Những người không nên ăn lẩu
Những người bị viêm dạ dày ruột cấp tính do ăn lẩu, dị ứng và các vấn đề khác cấp cứu trong bệnh viện ngày càng tăng. Các chuyên gia nhắc nhở mọi người, mặc dù lẩu thơm ngon nhưng để tránh gây hại cho cơ thể thì bạn cũng nên ăn lẩu trong một mức độ, tránh quá mức. Đặc biệt là một số bệnh tuyệt đối không nên ăn lẩu.
Những người viêm họng mãn tính, viêm miệng, dạ dày, bệnh trĩ, nứt hậu môn, chảy máu cam thường xuyên, chảy máu nướu răng không nên ăn lẩu tứ xuyên.
Lẩu Tứ Xuyên: Những người viêm họng mãn tính, viêm miệng, dạ dày, loét, bệnh ngoài da, bệnh trĩ, nứt hậu môn, chảy máu cam thường xuyên, chảy máu nướu răng, và những người có một “cơ thể nóng” như phụ nữ mang thai thì không nên ăn.
Lẩu hải sản: Bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, cholesterol cao, bệnh gút, dị ứng với hải sản thì nên tránh.
Lẩu cừu: Những người bị nóng trong, lạnh sớm, dùng thuốc nhuận tràng, viêm amiđan cấp tính, viêm họng cấp tính, viêm mũi cấp tính, viêm phế quản cấp tính, bệnh nhân bị bệnh gan không được dùng.
Lẩu nấm: Những người bị dị ứng với các loại nấm, bệnh gút, viêm dạ dày mãn tính không nên ăn.
Những lưu ý khi ăn lẩu
Đầu tiên, nồi cần được rửa sạch trước khi sử dụng. Các loại nồi đồng cần vệ sinh kỹ càng để tránh độc tính đồng, chủ yếu là buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, khó thở và các triệu chứng khác.
Thứ hai, thực phẩm phải được nấu trong nồi nước thật sôi. Ăn lẩu thường hay ăn các loại thịt sống, cá sống rồi các loại rau cũng vậy. Trong quá trình ăn uống dễ bị vi sinh vật gây bệnh và nhiễm trứng ký sinh trùng. Do đó, để ăn các món lẩu cần phải được nấu sôi trong khi ăn để đạt được hiệu quả khử trùng. Như vậy sẽ ngăn cản hoặc giảm viêm đường tiêu hóa và ký sinh trùng đường ruột xảy ra.
Thứ ba, nhiệt độ của thức ăn khi đưa vào miệng không quá nóng để không làm bỏng miệng và niêm mạc thực quản, dẫn đến loét miệng và thực quản, hoặc gây hại cho răng, nướu và gây ra đau răng dị ứng.
Thứ tư, không nên ăn lẩu trong thời gian dài. Khi ăn lẩu người ta thường ngồi rất lâu và việc ăn lâu này làm cho dịch dạ dày, mật, dịch tụy và các tuyến tiêu hóa khác giữ tiết không bình thường dẫn đến rối loạn tiêu hóa, đau bụng và tiêu chảy.
Thứ năm, nước dùng lẩu tốt nhất là vừa được chế biến xong. Nồi lẩu không nên được sử dụng nhiều lần, vì nước lẩu dùng lâu sẽ rất mặm, càng không nên tái sử dụng nồi lẩu để qua đêm. Khi đó, nồi lẩu đã bị nhiều người cùng ăn và nhúng đữa nhiều lần gây mất vệ sinh, để qua đêm sẽ gây hại cho sức khỏe.
Benh.vn (Theo afamily)