Tại sao có người rất ít mắc bệnh, có người chỉ “sểnh” một chút là đau ốm ? Nguyên nhân do nhiều yếu tố khác nhau, nhưng chủ yếu do hệ miễn dịch – một hệ thống những tế bào và cơ quan trong cơ thể có nhiệm vụ chống lại bệnh tật bị suy yếu. Vậy, hệ miễn dịch là gì? Những phương pháp nào giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
Hệ miễn dịch là gì
Hệ thống miễn dịch là một mạng lưới vô cùng phức tạp của các tế bào, mô và các bộ phận khác giúp bảo vệ cơ thể con người tránh khỏi các tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, cũng như các rối loạn của tế bào.
Những nguyên nhân làm giảm sự miễn dịch
– Căng thẳng, ăn uống kém, thiếu ngủ liên tục.
– Làm việc hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong một thời gian dài.
– Hoạt động thể chất quá nhiều hoặc một lối sống lười vận động.
– Hút thuốc lá, uống rượu và sử dụng ma túy….
Những phương pháp tăng cường miễn dịch
Có nhiều phương pháp tăng cường miễn dịch cho cơ thể, trong đó có cách dùng thuốc, thực phẩm bổ sung, tiêm chủng hoặc đơn giản là tập thể dục.
1. Tiêm chủng
– Tiêm chủng rất phổ biến và hiệu quả nhất là đối với trẻ em và phụ nữ. Đây là phương pháp tăng cường hệ miễn dịch bắt buộc với trẻ nhỏ trong 1 số bệnh lý.
– Tiêm chủng giúp chống lại một số bệnh nguy hiểm: sởi, ho gà, bại liệt, uốn ván, lao…
– Chị em phụ nữ nên tham khảo chủng ngừa cần thiết để tránh được một số căn bệnh nguy hiểm ở phụ nữ: ung thư cổ tử cung, ung thư vú…
Thời gian vừa qua, việc tiêm chủng cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh xẩy ra nhiều tai biến, dẫn đến những cái chết rất thương tâm….đã làm dấy lên sự lo ngại cho các gia đình và cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, không thể phủ nhận tác dụng của việc tiêm chủng…
Gần 30 năm qua (chương trình tiêm chủng quốc gia bắt đầu từ năm 1985), chương trình tiêm chủng quốc gia đã đẩy lùi được các căn bệnh của thế kỷ trước như: sởi, ho gà, bại liệt… và cứu sống được rất nhiều người. Vì vậy, việc tiêm chủng vẫn là việc làm cần thiết cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
2. Chế độ ăn tốt cho hệ miễn dịch
– Đảm bảo chế độ ăn giàu protein như: thịt nạc, cá, tôm….cung cấp chất sắt, kẽm, vitamin B và a xít béo omega-3 giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
– Tăng cường trái cây và rau xanh (giảm 25% nguy cơ cảm lạnh)
– Bổ sung nấm hương để tăng cường tế bào T, loại tế bào miễn dịch tự nhiên được mệnh danh là “sát thủ” đối với vi khuẩn.
3. Bổ sung vitamin D và men vi sinh (probiotics)
– Vitamin D: cơ thể hầu như không nhận đủ lượng vitamin D từ thực phẩm, vì vậy cần bổ sung Vitamin D làm tăng sản sinh tế bào T (Các bác sĩ khuyến cáo dùng 1.000 IU/ngày).
– Probiotic. Chế phẩm này làm giảm khoảng 12% nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp trên. “Probiotics có thể làm tăng hoạt tính của bạch cầu”. 1 hệ miễn dịch tốt không thể thiếu sự cân bằng của hệ vi sinh trong cơ thể. Sử dụng probiotic là phương pháp hỗ trợ tăng cường miễn dịch hiệu quả
4. Uống trà
– Trà là một loại đồ uống phổ biến, đặc biệt các loại trà thảo dược giúp giảm căng thẳng, chống cảm lạnh.
– Trà xanh có chứa chất ôxy hóa và EGCG chống lại lão hóa và ung thư.
Theo các nhà khoa học Mỹ thì trong trà có chứa chất L-theanine, nó có thể làm tăng sức đề kháng của các tế bào miễn dịch gấp 5 lần.
5. Tập thể dục
– Tập thể dục 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần (giảm một nửa thời gian bị cảm lạnh, hệ miễn dịch tăng gấp đôi sau khi tiêm phòng cúm)
Mục đích: tập thể dục khởi động sự gia tăng tạm thời các tế bào miễn dịch.
6. Không lạm dụng kháng sinh
– Sử dụng kháng sinh không đúng cách, lạm dụng kháng sinh sẽ làm giảm đáng kể các vi khuẩn có lợi trong đường ruột và một số bộ phận khác.
– Lạm dụng kháng sinh làm vô hiệu hóa hệ miễn dịch.
7. Cười giúp tăng cường miễn dịch
– Một nghiên cứu của trường Đại học Loma Linda (Hoa Kỳ) cho thấy cười làm tăng tế bào sát thủ tự nhiên chống vi rút và bệnh ung thư.
– “Một tiếng cười bằng mười thang thuốc bổ”, cười tạo cảm giác vui vẻ, hạnh phúc, giảm căng thẳng, xả stress, giúp phòng chống bệnh tật.
Cười giúp giảm stress, phòng chống bệnh tật (Ảnh minh họa)
8. Nghe nhạc
Một nghiên cứu cho thấy rằng chỉ cần nghe nhạc dance trong 50 phút cũng làm giảm lượng cortisol và tăng lượng kháng thể.
Lời kết
TS. Lisa Cuchara, giáo sư y sinh học trường ĐH Quinnipiac (Hoa Kỳ):
“Việc bạn có hay bị ốm không một phần do di truyền, phần nữa là do những vi khuẩn và vi rút mà bạn tiếp xúc…Nhưng lối sống cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng: thể dục, ngủ và stress..”.
Vì vậy, để tăng cường miễn dịch của cơ thể, chúng ta cần đảm bảo 3 nguyên tắc: Làm việc khoa học; chế độ ăn đầy đủ rau xanh, dưỡng chất và tập luyện thể thao đều đặn.