Tỏi có tên khoa học là Allium sativum, là một loại cây lưu niên thuộc họ Liliaceae, được tìm thấy ở khu vực Trung Á từ khoảng hơn 5.000 nghìn năm trước. Bên cạnh công dụng như một loại gia vị, tỏi còn được biết đến là một thảo dược đa năng, với khả năng phòng và chữa trị nhiều bệnh.
Ngay từ những năm 1500 trước công nguyên, người Ai Cập cổ đại đã biết sử dụng tỏi để điều trị các bệnh u bướu, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng đường ruột và các vết thương ngoài da.
Mặc dù tỏi có nhiều công dụng trong trị liệu nhiều bệnh, cũng đã có hàng ngàn công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh và các chế phẩm làm thuốc từ củ tỏi ta (hiện nay vẫn tiếp tục nghiên cứu).
Kết quả cho thấy, có nhiều tác dụng trong trị liệu đặc biệt là tác dụngphòng chống ung thư, phòng chống các bệnh tim mạch, làm giảm đường huyết, tăng cường hệ miễn dịch, tác dụng kháng sinh, chống nhiễm độc chất phóng xạ… Bởi nó làm tăng thải trừ các chất đồng vị phóng xạ và giảm sự tích đọng các chất đồng vị phóng xạ trong cơ thể, giải độc nicotin mạn tính… Tuy nhiên, rất nhiều người mắc phải sai lầm nghiêm trọng khi ăn tỏi.
Không sử dụng ngay sau khi băm nhuyễn
Có nhiều người thường nấu hoặc ăn tỏi ngay sau khi bằm nhuyễn để tiết kiệm thời gian hoặc tranh thủ khi nấu để thái nhỏ tỏi. Đây là cách làm rất sai lầm. Bởi trong thành phần của tỏi tươi có chức chất allicin hay còn là một hợp chất lưu huỳnh của tỏi hay còn gọi là thiosulfinates chỉ có thể phát huy tác dụng kháng khuẩn hiệu quả cho cơ thể người nếu để trong không khí 15 phút. Bởi trong thời gian đó, các enzym trong không khí sẽ tổng hợp và tăng cường khoáng chất trong tỏi, khi cho vào nấu hay ăn sẽ phát huy tác dụng một cách tối đa.
Không xào nấu tỏi ở nhiệt độ cao
Nhiều người có thói quen phi thơm hành tỏi ở nhiệt độ cao, nhưng họ không biết rằng khi gặp nhiệt độ cao thì chất allicin sẽ bị vô hiệu hóa và không còn khả năng tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì thế, tốt nhất, bạn nên nấu tỏi ở một mức độ vừa phải, khoảng 15 phút ở lửa nhỏ rồi tắt bếp là tốt nhất.
Khi xào nấu cũng nên cho tỏi ở nhiệt độ vừa và đảo thật nhanh để không làm các chất trong tỏi bị vô hiệu hóa, đảm bảo tỏi vẫn còn nguyên tác dụngsau khi chế biến.
Ăn quá nhiều tỏi
Tỏi được xem là kháng sinh tự nhiên, nhưng nếu ăn số lượng lớn, không chừng mực có thể ảnh hưởng đến hệ thực vật đường ruột và làm tiêu hao các vi khuẩn có lợi.
Cũng như các kháng sinh khác, bạn cần cung cấp các chế phẩm sinh học cho đường ruột để đường ruột trở lại cân bằng khi bạn ăn nhiều tỏi tươi. Cách tốt nhất để làm điều này là bạn cần ăn các thực phẩm lên men chứa probiotics như sữa chua, miso, rau quả lên men.