Mùa đông trời lạnh giá, bên cạnh việc trang bị quần áo ấm, chúng ta cần tăng cường chế độ dinh dưỡng để tăng nhiệt lượng chống trọi lại cái rét. Vậy, những thực phẩm cung cấp năng lượng cho cơ thể khi đông về là những loại nào?
Mục lục
Cơ chế hoạt động của con người trong mùa đông
Mùa đông, cơ thể chịu ảnh hưởng khí hậu lạnh nên hoóc môn tuyến giáp trạng, hoóc môn tuyến thượng thận trong hệ nội tiết đều gia tăng.
Ngoài ra, các chất dinh dưỡng giàu nhiệt lượng (calori) như chất đạm, chất mỡ và hợp chất hi-đrô-các bon tăng tốc độ phân giải để thêm sức chống rét cho cơ thể, do đó năng lượng cơ thể thất thoát rất nhiều.
Vì thế về mặt dinh dưỡng, chúng ta cần bổ sung năng lượng bằng việc bổ sung các thức ăn giàu chất đạm, chất mỡ, chất hi-đrô-các bon….
Bổ sung thức ăn giàu đạm, mỡ, hi-đrô-các bon … để chống rét (Ảnh minh họa)
Những thực phẩm làm tăng nhiệt lượng
Các loại thịt
Tác dụng:
+ Các loại thịt có hàm lượng chất protein và cacbon hydrat dồi dào.
+ Chất protein và cacbon hydrat khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành nhiệt lượng, giúp bổ thận tráng dương, lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu, từ đó nâng cao sức đề kháng của cơ thể trong điều kiện thời tiết lạnh giá.
Phương pháp:
+ Bổ sung các loại thịt có hàm lượng giàu protein như: thịt chó, thịt bò, thịt trâu, thịt gà, các loại cá…
Các loại hải sản giàu i-ốt
Tác dụng:
+ Hải sản giúp cơ thể tự tiêu bớt mỡ, phòng chống béo phì.
+ Hải sản nâng cao khả năng chịu rét, thúc đẩy sinh nhiệt, chống giá rét.
Phương pháp:
+ Bổ sung các loại hải sản giàu i-ốt như: rong biển, sứa, tôm, cua, sò, hến…
Các loại rau, trái cây
Tác dụng:
+ Cơ thể luôn lạnh giá do thiếu muối vô cơ. Vì vậy mùa đông cần bổ sung đủ muối vô cơ cho cơ thể để phòng chống rét.
Phương pháp:
+ Bổ sung các loại rau, củ như: ngó sen, cà rốt, su hào, khoai môn, khoai tây, rau bí, cải ngọt, súp lơ… giàu hàm lượng muối vô cơ.
+ Bổ sung các loại trái cây: quýt, đu đủ, cam, nho, lê, … thúc đẩy hệ miễn dịch làm việc tốt hơn.
Các loại trái cây: quýt, đu đủ, cam, nho… bổ sung muối vô cơ chống rét (Ảnh minh họa)
Chất chống oxy hóa
Tác dụng:
+ Chất chống oxy hóa sẽ giúp giữ ấm cơ thể
Phương pháp:
+ Bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như: bí ngô, khoai tây…
Các loại gia vị
Tỏi
+ Làm giảm cholesterol, sản sinh nhiệt lượng cho cơ thể.
+ Tác dụng kháng khuẩn cao, giúp hạn chế các bệnh thường gặp trong mùa đông như cúm, hen suyễn hay viêm phế quản…
Tỏi làm giảm cholesterol, sản sinh nhiệt lượng cho cơ thể (Ảnh minh họa)
Gừng
+ Gừng có chứa chất gingerol và chogaol có khả năng sinh nhiệt làm cho cơ thể trở nên ấm áp lúc trời trở lạnh.
+ Gừng chữa cảm thông thường, viêm họng, điều trị chứng đau đầu và buồn nôn.
Mật ong
+ Mật ong có khả năng kháng khuẩn, phòng chống vi trùng.
+ Một ly nước cam pha với mật ong sẽ giải quyết các chứng ho, đau họng, tăng sức đề kháng, giữ ấm cho cơ thể.
Chanh
+ Nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào, chanh sẽ hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch.
+ Ngoài ra chanh còn kích thích nhiệt năng trong cơ thể tăng cao, phòng ngừa các bệnh như cảm, ho, cúm…
Ăn, uống đồ nóng
Tác dụng:
+ Ăn đồ nóng giúp lưu thông khí huyết, tăng nhiệt cho cơ thể.
Phương pháp:
+ Mùa đông cần ăn chín, uống sôi: ăn súp nóng, uống trà, sữa nóng…
Trà gừng
Tác dụng:
+ Gừng chữa say tàu xe, đau bụng, lưu thông máu huyết, tăng nhiệt độ cho cơ thể.
Phương pháp:
+ Uống trà gừng làm tăng nhiệt độ và tuần hoàn máu trong cơ thể.
Những thực phẩm cần tránh trong mùa đông
+ Bánh mì.
+ Đồ uống có ga.
+ Cà phê, rượu.
+ Sữa đông, bơ…
Tránh sử dụng đồ uống có ga trong mùa đông (Ảnh minh họa)
Lời kết
Giữ ấm cho cơ thể khi tiết trời chuyển lạnh là việc làm cần thiết để phòng chống các căn bệnh về đường hô hấp, tim mạch.…Vì vậy, ngoài việc mặc ấm để giữ nhiệt cho cơ thể, chúng ta cần bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày những loại thực phẩm có khả năng giữ nhiệt, giúp cơ thể “đương đầu” với thời tiết khắc nghiệt như: thịt chó, lợn, cá, các loại hải sản, rau củ quả, gia vị như tỏi, gừng…
Hải Yến – Benh.vn