Bệnh bạch cầu là căn bệnh nguy hiểm thường gặp phổ biến ở trẻ em. Theo phân tích của các nhà khoa học, nguyên nhân gây bệnh gồm nhiều yếu tố như đột biến nhiễm sắc thể trong tế bào, do yếu tố môi trường tác động như tiếp xúc với virus, hóa chất hoặc nhiễm trùng gây ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch…
Mục lục
Tìm hiều về bệnh bạch cầu
Bạch cầu là bệnh ung thư máu phát triển trong tủy xương. Tủy xương gồm có 3 tế bào máu chính là bạch cầu giúp chống nhiễm trùng, những tế bào máu mang oxy, tiểu cầu giúp đông máu và cầu máu.
Khi bị bệnh bạch cầu, một số tế bào hình thành máu, tạo máu hoặc tế bào ở tủy sống bị tổn thương. Kết quả là những tế bào này không hoạt động bình thường. Theo thời gian, những tế bào bạch cầu sẽ chèn lấn vào những tế bào bình thường của tủy xương, khiến cho hoạt động cơ thể bị ảnh hưởng.
Các triệu ứng cần lưu ý của bệnh bạch cầu
Người bị bệnh bạch cầu có sức khỏe không tốt, sẽ nhiều vấn đề như gia tăng tình trạng nhiễm trùng, lâu hồi phục hơn so với người bình thường…
Cơ thẻ mệt mỏi
Giống như nhiều bệnh khác, mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến của bệnh bạch cầu. Do đó, nếu cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, đặc biệt là cảm nhận cơ thể không còn chút năng lượng nào để hoạt động thì hết sức chú ý vì có khả năng bạn đã bị bệnh bạch cầu.
Nhiễm trùng hoặc sốt
Các tế bào máu là thành phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Bởi vậy, nếu chúng không khỏe, cơ thể dễ bị bệnh. Trong đó, nhiễm trùng hoặc sốt là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh bạch cầu.
Vết thương khó lành
Nếu không may bị vết cắt và vết trầy xước nhưng rất lâu lành hoặc bị thâm tím trên cơ thể một cách dễ dàng, thì đó có thể là sự thay đổi của các tế bào máu liên quan đến bệnh bạch cầu.
Đặc biệt, các dấu chấm đỏ nhỏ trên da – một tình trạng được biết đến như là bệnh sán lá gan nhỏ cũng có thể là kết quả của bệnh bạch cầu.
Da xanh, nhợt nhạt
Theo Prevention, khi bệnh bạch cầu phát triển, các tế bào máu bị hỏng do ung thư có thể vượt qua tủy xương, gây khó khăn cho các tế bào khỏe mạnh phát triển.
Khi có ít tế bào khỏe mạnh sẽ dẫn đến thiếu máu, da nhợt nhạt, xanh xao. Không chỉ vậy, thiếu máu cũng có thể gây cảm giác lạnh tay mọi lúc, mọi nơi.
Khó thở, thở hổn hển
Cùng với cảm giác sụt năng lượng, khó thở là một điều đáng quan tâm. Biểu hiện rõ nhất là trong hoạt động thể chất, nếu thấy lúc nào cũng như hết hơi và thở hổn hển, thì nên gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.
Đặc biệt, khi thấy trên da xuất hiện những vết bầm mà không phải do va chạm thì đây cũng là một trong những biểu hiện của bệnh bạch cầu.
Ngoài ra, các triệu chứng như đổ mồ hôi đêm thường xuyên, đau nhức, đau khớp, giàm cân nhanh, chảy máu mũi, hạch sưng…cũng có thể là những dấu hiệu của bệnh bạch cầu.