Tắm khoáng nóng đối với người Nhật hiện nay không còn chỉ là để thư giãn. Các phương pháp đã được họ nghiên cứu và dần áp dụng cho người dân Nhật với các bệnh viện khoáng nóng để chữa bệnh. Mời bạn đọc cùng Benh.vn tìm hiểu những phương pháp tắm này nhé.
Mục lục
Phương pháp
– Ngâm mình từ 2 đến 3h (bao gồm cả thời gian tắm trước khi vào bồn 30 phút không nên ngâm mình lâu)
– Trong khi ngâm mình nên thư giãn hoàn toàn, không nên suy nghĩ về công việc
– Không nên tắm lại sau khi ngâm mà hãy để nó tự khô vì chất khoáng có thể thẩm thấu vào cơ thể trong thời gian 6 đến 7h. Nhưng thực tế thì người ta vẫn tắm lại để đảm bảo vệ sinh cá nhân
Quy trình tắm:
Lâm thủy
Đầu tiên là “lâm thuỷ”. Khi đã cởi bỏ hết y phục, bạn sẽ có một chút cảm giác khó chịu, nhưng đừng do dự hay dừng lại, hãy khoác lên mình một chiếc khăn tắm đi đến hồ nước nóng, để khăn lại trên bờ và xuống nước. Động tác đầu tiên bạn cần nhớ trước khi xuống tắm là dùng nước nóng trong hồ xối nhẹ lên trên phần ngực và bụng. Động tác này có ý nghĩa rất quan trọng về phương diện y học.
Những lưu ý khi xuống hồ
Hồ nước nóng thường có nhiệt độ khá cao có khi lên đến 45oC nên người chưa quen sẽ có cảm giác như bị bỏng. Vì vậy, tiếp xúc với nước thật chậm theo trình tự từ đầu ngón chân đến hông, ngực, vai là yêu cầu cần thiết để bảo đảm an toàn cho cơ thể. Một điều quan trọng nữa là không được để nước ngập quá vai vì như thế áp lực nước sẽ đè nặng lên phổi và tim. Đối với người có bệnh tim mạch và người cao huyết áp thì càng phải chú ý.
Thời gian tắm
Thời gian tắm cũng tuỳ theo nhiệt độ của suối nước. Nếu ở khoảng 43oC-45oC thì thời gian tắm là 5-10 phút/lần. Nếu dưới 40oC thì 20-30 phút/lần.
Ngâm mình và tắm lại
Tắm trong hồ lần đầu tiên xong, bạn sẽ lên gội đầu và tắm lại toàn thân bằng xà phòng. Sau đó lại xuống hồ nước nóng ngâm mình một lần nữa theo cách thức tương tự để cơ thể ấm lên. Cuối cùng tắm lại sạch toàn thân một lần nữa. Như vậy là một buổi thư giãn sẽ hoàn chỉnh, mọi cảm giác nặng nề sẽ được rũ bỏ, thay vào đó là một tinh thần sảng khoái và một cơ thể khoẻ mạnh.
Các loại bồn tắm ở Nhật và thực tế các nghiên cứu
Các loại bồn tắm
Tại các vùng khác nhau, trong nước có những khoáng chất khác nhau. Có những onsen rất nổi tiếng vì chữa được một số bệnh. Năm 1874, chính phủ Nhật bắt đầu tiến hành nghiên cứu hóa học đối với các suối nước nóng, và đến năm 1931, việc nghiên cứu trở nên có hệ thống. Sau Thế chiến 2, các bệnh viên suối nước nóng của nhà nước được thành lập và đi bất cứ nơi đâu trên toàn quốc cũng có thể được chữa bệnh bằng phương pháp này.
Ở Nhật Bản, cách tắm suối nước nóng cũng là một yếu tố quan trọng nên có rất nhiều kiểu bồn và bể, tùy theo khu vực. Bồn hinoki làm bằng gỗ cây bách, bồn iwa buro làm bằng đá tảng và đá cuội, bồn awaburo sục nước từ đáy bồn. Bồn tắm ngoài trời roten buro có lẽ là loại hấp dẫn nhất.
Thực tế áp dụng tắm khoáng nóng ở Nhật Bản
Hiện nay, tắm onsen được sử dụng để chữa các bệnh như thấp khớp, thấp khớp kinh niên, đau dây thần kinh, các bệnh về gan, túi mật, liệt nửa người, v.v… Ngoài ra cũng dùng để chữa trị các vết thương ngoài da và phục hồi chức năng sau khi phẫu thuật.
Người tắm ngâm mình vào nước nóng trong khi gió lạnh mơn man trên mặt. Xung quanh là thiên nhiên hữu tình và không có âm thanh nào khác ngoài tiếng nước chảy cùng tiếng gió vi vu, tạo cảm giác hòa mình với trời đất và hoàn toàn tách biệt với cuộc sống sôi động hàng ngày. Càng thú hơn nếu đi tắm onsen vào mùa đông để cảm nhận sự khoan khoái khi trầm mình trong nước nóng giữa không gian đầy tuyết trắng.
Lợi ích và tác hại của việc tắm suối nước nóng
Lợi ích
Thư giãn, giảm stress, ngủ ngon… là những lợi ích dễ thấy của việc tắm nước nóng. Vậy bạn đã biết về các tác hại của việc tắm nước nóng hay chưa?
Thư giãn, ngủ ngon:
Bất kỳ chuyên gia sức khỏe nào cũng sẽ khuyên bạn nên tắm nước nóng để thư giãn sau một ngày dài làm việc mệt nhọc. Đơn giản vì từ rất lâu, việc ngâm mình trong bồn nước nóng với một ít tinh dầu phù hợp đã là cách thư giãn tối ưu.
Không những vậy, nếu biết kết hợp ấn huyệt gan bàn chân trong lúc tắm, bạn sẽ thấy sảng khoái hơn. Với những người thường xuyên mất ngủ, tắm nước nóng trước khi đi ngủ sẽ giúp điều hòa cơ thể, ngủ ngon hơn.
Giảm đau cơ bắp:
Vận động không đúng cách, tập thể dục nặng hay tập những động tác mới thường làm bạn đau mỏi cơ. Chỉ cần 15 phút tắm nước nóng kết hợp một ít tinh dầu massage, các cơn đau mỏi này sẽ dịu ngay.
Tăng tuần hoàn máu, giảm béo:
Nhiệt độ nước nóng kích thích tuần hoàn máu của cơ thể. Vì vậy, nếu có vòi sen, bạn nên chú ý xịt nước vào những vùng tích nhiều mỡ như bắp tay, hông, bụng, đùi. Cách thức này sẽ rất hiệu quả cho những ai muốn giảm các số đo một cách nhẹ nhàng.
Có lợi cho bệnh nhân tiểu đường loại 2:
Nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân tiểu đường loại 2 nếu được tắm nước nóng thư giãn 15-20 phút/ngày trong 5 ngày/tuần thì cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn, các dấu hiệu và phiền toái từ bệnh tiểu đường cũng giảm rõ rệt.
Tác hại
Giảm khả năng sinh sản của phái mạnh:
Một cuộc nghiên cứu kéo dài suốt 3 năm của các nhà khoa học Mỹ đã cho thấy, số lượng và chất lượng tinh trùng sẽ giảm đi khi ở nhiệt độ cao. Vậy nên, dùng nước nóng để tắm gội là một trong những lý do khiến tinh binh của chàng không khỏe như mong đợi.
Nếu hai bạn đang muốn sinh em bé thì chồng bạn nên hạn chế tối đa việc tắm nước nóng.
Ngất xỉu:
Dù hiện tượng này không phổ biến nhưng nhiều bác sĩ cũng ghi nhận bệnh nhân cao huyết áp sẽ dễ bị choáng váng, mờ mắt và ngất khi ngâm mình trong bồn nước nóng. Đặc biệt là thời gian ngâm mình kéo dài từ 30 phút trở lên.
Khô da:
Tắm nước nóng thường xuyên làm da bị mất nước, dẫn đến tình trạng da thô ráp và nhanh lão hóa. Để hạn chế tác hại này, bạn có thể dùng kem dưỡng ẩm sau khi tắm nước nóng.
Làm xấu vòng 1:
Các nhà nghiên cứu đã cho biết, việc tắm nước nóng khiến núi đôi mau chảy xệ và kém vẻ mịn màng săn chắc. Nhưng nếu khéo léo tắm nước nóng sau đó xịt lại bằng nước mát lên vòng một thì kết quả sẽ ngược lại, vòng một sẽ mịn màng và căng tràn sức sống.
Benh.vn