Trước đây, khi những chiếc máy xay sinh tố chưa xuất hiện, thì việc nhai và mớm cơm cho con khá phổ biến ở nhiều nền văn hóa. Những người lớn tuổi thường cho rằng nhai nhuyễn thức ăn rồi bón cho trẻ ăn sẽ giúp trẻ tiêu hóa thức ăn tốt hơn và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên còn nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này, mời bạn đọc cùng Benh.vn tìm hiểu.
Mục lục
Lợi ích của việc nhai cơm
Giống như người lớn, thức ăn vào vòm miệng trẻ, trải qua cắt, nhai, nghiền, dưới sự nhào trộn của lưỡi với nước bọt, thức ăn sẽ mềm, trẻ dễ nuốt. Men trong nước bọt phân giải tinh bột trong thức ăn thành đường, có lợi cho việc hấp thụ tiêu hóa ở bước tiếp theo.
Cử động nhai trong vòm miệng trẻ sẽ kích thích vị giác, khứu giác do thức ăn trong miệng dẫn tới, có thể tăng cường muốn ăn, thúc đẩy công năng tiêu hóa của dạ dày và kích thích tiết nước bọt, rèn luyện hàm răng, răng và cơ nhai là một loại hoạt động rất hữu ích.
Quan niệm về việc nhai cơm cho trẻ tập ăn
Nhai cơm gây ra ảnh hưởng không tốt đến trẻ
Luồng quan điểm phản đối việc nhai cơm mớn cho trẻ thì cho rằng đây là một cách nuôi dưỡng không đúng và là một thói quen không tốt. Trong miệng của người lớn thường có nhiều vi khuẩn gây bệnh, các khuẩn bệnh này có thể thông qua thức ăn, truyền từ khang miệng của người lớn sang cho trẻ nhỏ. Sức đề kháng của bé còn kém, khi gặp vi khuẩn bệnh sẽ sinh bệnh. Cách nuôi dưỡng này rất có hại cho trẻ, cần sửa cách làm không vệ sinh này.
Ngoài ra thức ăn sau khi được nhai nhuyễn thì hương vị và một phần hàm lượng dinh dưỡng đã bị mất đi. Trẻ nuốt thức ăn được nhai nhuyễn không trộn qua tuyến nước bọt của mình nên không những không biết mùi vị của thức ăn ra sao mà còn làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày và ruột khiến trẻ bị thiếu dinh dưỡng và rối loạn chức năng tiêu hóa.
Tiếp theo đó là ảnh hưởng đến chức năng tiết dịch tiêu hóa của khoang miệng, cơ nhai không được phát triển tốt. Nếu để trẻ tự nhai có thể kích thích giúp răng phát triển, đồng thời còn có thể gây ra tiết dịch tiêu hóa của dạ dày và ruột mang tính phản xạ, giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cảm giác muốn ăn. Nước dãi trong khoang miệng cũng được tiết ra nhiều hơn nhờ động tác nhai, làm mềm thức ăn tốt hơn và động tác nuốt được thực hiện thuân lợi hơn.
Nhai cơm giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch
Tuy nhiên ngày nay Pelto và nhiều nhà khoa học khác cho rằng phương pháp cho ăn này cùng với việc nuôi con bằng sữa mẹ, giúp xây dựng hệ miễn dịch tốt cho trẻ. Việc tiếp nhận những dấu vết vi khuẩn có trong nước bọt của mẹ giúp hệ miễn dịch của trẻ nhận diện và học cách đối phó với những tác nhân gây bệnh tương tự sau này. Trong quá trình này, cơ thể trẻ sẽ sản xuất các kháng thể cần thiết.
Việc này cũng có thể ngăn chặn sự khởi đầu của bệnh tự miễn dịch như hen suyễn – bệnh rất phổ biến trong xã hội công nghiệp hóa. Đây là loại bệnh tăng lên khi hệ miễn dịch tấn công nhầm chính những tế bào trong cơ thể mình, và liên quan chặt chẽ với chuyện ít tiếp xúc vi khuẩn trong thời thơ ấu.
Trẻ có thể bị lây bệnh từ người lớn khi ăn cơm nhai hay không ?
Căn cứ khiến nhiều người chống lại việc nhai thức ăn cho con là có một số trường hợp trẻ bị truyền bệnh từ nước bọt của mẹ. Chẳng hạn, những phụ nữ nhiễm HIV được khuyên là không nên mớm cơm cho trẻ. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại chỉ ra rằng sự truyền bệnh thông qua nhai thức ăn ít phổ biến hơn là các giả định trước đây bởi vì các kháng thể tự nhiên trong nước bọt giảm đáng kể sự lây nhiễm mầm bệnh có trong đó. Nghiên cứu của nhà miễn dịch học Samuel Baron tại Trung tâm Y tế của Đại học Taxas (Mỹ) chứng minh rằng nguy cơ lây nhiễm HIV qua nước bọt thực sự rất thấp, thấp hơn sự lây truyền qua bú mẹ.
Lời kết
Như vậy việc trẻ có thể tự nhai cơm là điều tuyệt vời nhất của tạo hóa giúp trẻ cảm nhận thức ăn và rèn luyện rất nhiều kỹ năng trong quá trình nhai. Tuy nhiên quan điểm thứ nhất cũng không hoàn toàn sai. Về cơ bản thì việc nhai và mớm cơm cho trẻ nhìn chung trông cũng rất mất vệ sinh, việc này nếu được thực hiện từ mẹ của trẻ còn dễ chấp nhận hơn là được thực hiện từ ông bà hay người giúp việc. Và chúng tôi tin chắc chắn rằng các bạn cũng đồng tình với chúng tôi
Benh.vn