Nước cốt chanh thường được chế thêm vào đồ ăn hay nước ép góp phần tăng thêm hương vị tự nhiên, kích thích vị giác người thưởng thức.
Mục lục
Đây là một thực phẩm có lợi cho sức khỏe do chứa thành phần lớn vitamin C giúp ngăn ngừa táo bón, tăng cường miễn dịch, đồng thời hỗ trợ giảm cân…
Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận, nước cốt chanh có một số tác dụng phụ mà không phải ai cũng biết.
Loét dạ dày
Loét dạ dày là sự hình thành các vết loét, viêm bên trong lớp lót dạ dày, thực quản hay ruột non. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do bắt nguồn từ lượng axit dư thừa trong cơ thể.
Như chúng ta đã biết, chanh có tính axit có thể gây mất cân bằng mức axit trong dạ dày, do đó uống quá nhiều nước chanh có thể gây tình trạng ăn mòn hoặc gây ra các vết loét lớp lót dạ dày, dẫn đến tình trạng loét dạ dày tá tràng.
Gây chứng trào ngược dạ dày (GERD)
Nước cốt chanh có vị thơm dùng để tăng hương vị cho các món ăn. Tuy nhiên, hương vị thơm và có tính a-xít này có thể gây nên chứng trào ngược dạ dày với các triệu chứng như ợ nóng, nôn và buồn nôn.
Ngoài ra, nó còn gây kích ứng niêm mạc thực quản do có tính a-xít, đây cũng là một trong những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.
Đi tiểu nhiều
Nước chanh cũng có tác dụng lợi tiểu nhưng việc đi tiểu nhiều sẽ khiến bạn mất nước nhiều hơn. Chanh có hàm lượng vitamin C và axit ascorbic cao, đây là 2 chất đặc biệt có tính lợi tiểu, kích thích bàng quang và thận gia tăng lượng nước tiểu bài tiết ra ngoài cơ thể.
Điều này giúp cơ thể loại bỏ được các chất lỏng và muối thừa một cách nhanh chóng nhưng cũng khiến bạn bị mất nhiều nước hơn. Chính vì vậy nếu bắt đầu cảm thấy mất nước sau khi uống nước chanh quá đậm đặc hay uống quá nhiều thì nên cắt giảm lượng nước cốt chanh dùng để pha nước chanh.
Đau đầu
Nước cốt chanh có tính axit có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa dẫn đến những cơn đau đầu thường xuyên.
Có thể gây sỏi thận
Nước cốt chanh dùng để hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận. Nhưng các nhà khoa học đã tiết lộ rằng, nước cốt chanh nồng độ 30% giúp lợi tiểu nhưng thúc đẩy quá trình bài tiết quá mức dẫn đến suy thận.
Gây ra vấn đề về răng miệng
Axit citric và axit ascorbic cùng với hàm lượng đường tự nhiên trong chanh có thể dễ dàng dẫn đến các vấn đề về răng miệng như sâu răng và ăn mòn. Để giảm thiểu nguy cơ về răng lợi, chỉ nên uống nước cốt chanh khi pha loãng với các loại dung dịch khác hoặc với nước lọc.
Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác