Giới tính nữ được sinh ra đã mang trong mình một số buồng trứng hữu hạn số trứng, trong đó có hữu hạn số trứng có khả năng trưởng thành và sẵn sàng thụ thai. Quá trình này diễn biến như thế nào trong các thời kỳ sinh dục của nữ giới?
Mục lục
Tuổi thiếu niên
Một sơ sinh gái, buồng trứng có khoảng 200.000 – 500.000 bọc noãn nguyên thuỷ. Số này giảm dần tới tuổi dạy thì còn khoảng 30.000 bọc noãn nguyên thuỷ.
Tuổi thiếu niên, buồng trứng hoạt động rất kém về phương diện nội tiết. Các nội tiết tố sinh dục (gonadotropin) ở mức thấp và ổn định, các đặc tính sinh dục không phát triển. Các steroid, đặc biệt là vai trò của androgen (chủ yếu tiết ra từ tuyến thượng thận) được chuyển hoá thành estrol chuẩn bị để bước vào tuổi dậy thì.
Tuổi dậy thì – thời kỳ chuyển tiếp
– Tuổi dậy thì là khoảng thời gian noãn bào và những chức năng nội tiết của bộ phận sinh dục phát triển, tiến đến thời điểm có thể đảm bảo khả năng sinh sản và thường được đánh dấu bằng kỳ kinh đầu tiên. Đây là giai đoạn chuyển tiếp để một bé gái trở thành một thiếu nữ và có thể bắt đầu đảm nhiệm chức năng sinh đẻ
– Trong khoảng thời gian chuyển tiếp này (từ 8 – 9 tuổi đến trước kỳ kinh đầu), androgen của thượng thận và các nội tiết hướng sinh dục của vùng dưới đồi / tuyến yên tăng dần, nó đóng vai trò chủ yếu trong sự thay đổi về hình thái học và sinh lý học của cơ thể bé gái mà đầu tiên, thông thường là phát triển mô mỡ, phát triển núm vú và vú, tiếp đến là hệ thống lông mu, lông nách, âm hộ nghiêng xuống dưới…
– Tuổi có kinh lần đầu trung bình khoảng 12 – 16 tuổi. Tuổi dậy thì với kỳ kinh đầu tiên phụ thuộc vào sự chín mùi, sự hoàn chỉnh của hệ thống dưới đồi – tuyên yên – buồng trứng, trong đó cơ chế thần kinh kiểm soát sự khởi phát vùng dưới đồi tiết ra các hormon giải phổng sinh dục: Gn-RH.
– Vùng dưới đồi là nơi nhận thông tin từ vỏ não. Vì vậy vai trò của thần kinh với các tác động ảnh hưởng lên vỏ não đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự xuất hiện của tuổi dậy thì. Ngoài ra, tuổi dậy thì còn phụ thuộc vào các yếu tố gia đình, hoàn cảnh kinh tế – xã hội. Những năm gần đây, người ta cũng nhận thấy hormon Leptin (1 hormon có liên quan tới khối lượng mỡ của cơ thể) cũng đóng 1 vai trò quan trọng trong sự khởi phát tuổi dậy thì.
– Với sự có mặt của hormon giải phóng sinh dục: Gn-RH, đã có sự tăng tiết FSH và LH. Nó tác động lên buồng trứng. Buồng trứng hoạt động cả về nội tiết: dẫn đến sự sản xuất các nội tiết tố sinh dục Estrogen / Progesteron và ngoại tiết: phóng noãn. Hoạt động nội tiết của buồng trứng được đặc trưng bằng sự hành kinh. Tuy nhiên, nồng độ các nội tiết này đều ở mức tương đối thấp và chỉ đạt đến mức như người trưởng thành vào khoảng 3 – 5 năm sau.
Tác động lâm sàng:
- Sự thay đổi về hình thái học và sinh lý học, đặc biệt là ở cơ quan sinh dục diễn ra nhanh hơn trước. Ví dụ: lông mu, lông nách phát triển, núm vú nhô lên và vú to hơn trước, tử cung to hơn, ngay buồng trứng cũng tăng dần thể tích gấp 3 – 4 lần và cuối cùng là xuất hiện kỳ kinh đầu tiên.
- Sự thay đổi về tâm lý: mơ mộng, trầm tĩnh, chú ý nhiều đến ngoại hình, thích là người lớn…
Những hiện tượng và bệnh lý có thể gặp:
- Khoảng từ 6 tháng đến 1 năm kể từ kỳ kinh đầu tiên, chu kỳ kinh thường không đều và vòng kinh có thể không phóng noãn. Có trường hợp bế kinh do không có lỗ màng trinh.
- Một số trường hợp rong kinh, rong huyết hoặc băng kinh, băng huyết tuổi dậy thì và có thể dẫn đến thiếu máu nặng. Nguyên nhân chủ yếu do vòng kinh không phóng noãn, không có sự đối kháng của progesteron.
- Tuổi dậy thì bệnh lý có thể gặp: dậy thì sớm trước 8 tuổi (có thể có kinh hoặc không hành kinh) – dậy thì sớm giả, thường do u buồng trứng hoặc u thượng thận – dậy thì sớm từng phần, thường do các điểm nhậy cảm hoạt động bất thường – dậy thì muộn sau tuổi 17 khi không phát triển các đặc tính sinh dục phụ và không hành kinh.
Tuổi trưởng thành và hoạt động sinh dục
– Tiếp theo tuổi dậy thì là thời kỳ trưởng thành và hoạt đông sinh dục. Thời kỳ này, hoạt đông nôi tiết buồng trứng và cả trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng đã được hoàn chỉnh.
– Trong cả thời kỳ trưởng thành và hoạt đông sinh sản, cứ 10 năm, lại được đặc trưng bằng đô dài của chu kỳ kinh nguyệt giảm dần môt cách chậm chạp. Độ dài ở chu kỳ kinh ở tuổi 15 trung bình khoảng 35 ngày. Tuổi 25 chu kỳ kinh dài khoảng 30 ngày và ở tuổi 35 khoảng 28 ngày. Để giải thích độ dài của chu kỳ ngắn dần lại, người ta cho rằng, trong mỗi chu kỳ, giai đoạn trưởng thành của nang noãn ngắn dần lại, trong khi đó giai đoạn hoàng thể hầu như không thay đổi.
– Buồng trứng chế tiết 3 hormon sinh dục chính: các tế bào của lớp áo trong bọc noãn tiết ra estrogen, tế bào hạt của hoàng thể tiết ra progesteron và estrogen, còn các tế bào ở phần lõi của buồng trứng tiết ra androgen. Đơn vị hoạt động nội – ngoại tiết của buồng trứng là bọc noãn. Bọc noãn chứa noãn bào
– Các bọc noãn phát triển ở mức độ khác nhau. Dưới tác dụng của FSH, trong mỗi chu kỳ, thông thường chỉ 1 bọc noãn tương đối phát triển hơn, sẽ lớn vượt trội, gia tăng chế tiết estrogen và trưởng thành gọi là bọc Graaf. Thời gian trưởng thành của nang noãn có thể dài ngắn khác nhau tuỳ từng người, tuỳ đô tuổi và ảnh hưởng đến độ dài của chu kỳ kinh. Bình thường với vòng kinh 28 ngày, nang chín khoảng ngày thứ 13 – 14.
– Bọc Graaf kích thước trung bình 18 – 23 mm. Dưới tác dụng của đỉnh LH, bọc Graaf vỡ ra (còn gọi là sự rụng trứng). Khi vỡ thì phóng noãn ra ngoài kèm theo ít tế bào hạt và được đưa vào loa vòi trứng. Người phụ nữ có thể thụ thai. Tại chỗ vỡ phóng noãn sẽ hình thành hoàng thể.
– Hoàng thể phát triển theo 4 giai đoạn: giai đoạn xuất huyết – giai đoạn vận mạch – giai đoạn phát triển và chế’ tiết ra estrogen và progesteron – giai đoạn thoái triển. Nếu không thụ thai, thì thời gian tồn tại hoàng thể tương đối ổn định, chỉ khoảng 14 ngày và người phụ nữ sẽ hành kinh.
– Về phụ khoa, tuổi trưởng thành bắt đầu từ khi dạy thì đến khi mãn kinh. Thời kỳ này, các tính chất sinh dục phụ cũng như toàn bô cơ thể người phụ nữ vẫn tiếp tục phát triển tới mức tối đa.
– Trong tuổi trưởng thành, chỉ có khoảng 300 – 500 bọc noãn phát triển đến phóng noãn. Thời kỳ mang thai hoặc thời gian đầu cho con bú, bọc noãn không phát triển và không phóng noãn.
Tuổi mãn kinh – thời kỳ chuyển tiếp
Thời kỳ tiền mãn kinh: được đặc trưng bằng sự kinh nguyệt không đều và thường kéo dài từ 1 – 2 năm trước khi mãn kinh thực sự, nhưng cũng có trường hợp kéo dài tới 5 – 10 năm hoặc rất ngắn chỉ vài tháng. Với phụ nữ, có sự khác biệt lớn ở thời kỳ này. Tiền mãn kinh sẽ ngắn nếu người phụ nữ có tiền sử kinh nguyệt đều đặn. Tiền mãn kinh sẽ kéo dài nếu tiền sử thường có kinh không đều, thất thường, số ngày kinh kéo dài…
Biểu hiện lâm sàng: do khoảng thời gian giữa 2 lần nang noãn trưởng thành và số ngày ra máu âm đạo tương đối dài nên phụ nữ tiền mãn kinh luôn trong tình trạng bị kích thích bằng estrogen kéo dài trên niêm mạc tử cung trong khi lại thiếu hụt progesteron thường xuyên.
- Kinh nguyệt có thể rối loạn, vòng kinh dài ngắn và lượng kinh nhiều ít thất thường. Vòng kinh thường không phóng noãn và khả năng sinh sản giảm hẳn.
- Giảm hưng phấn tình dục, giảm tiết dịch nhầy âm đạo.
- Rối loạn thần kinh giao cảm / phó giao cảm: có hiện tượng “bốc hoả”, cảm giác nóng lạnh thất thường, vã mồ hôi, có thể có ngoại tâm thu. Đau mỏi các cơ, khớp …
Về tâm lý: có thể hồi hôp, lo âu, dễ vui buồn quá mức, khó ngủ…
- Tuổi mãn kinh trung bình khoảng 45 – 48, người phụ nữ không còn hành kinh và không còn khả năng có thai nữa. Không hành kinh môt cách tự nhiên trước tuổi 40 được gọi là “mãn kinh sớm” hoặc “buồng trứng sớm suy tàn”. Nguyên nhân của buồng trứng sớm suy tàn đến nay vẫn chưa rõ.
Hiện tượng mãn kinh xảy ra do 2 quá trình nối tiếp nhau:
- Khởi đầu, nang noãn buồng trứng thoái triển, giảm nhậy cảm với kích thích của những hormone hướng sinh dục nên không còn chế tiết đủ hormon sinh dục hoặc tới ngưỡng để gây sự thay đổi
- Sau đó các nang còn lại không đáp ứng hormone hướng sinh dục. Khi mãn kinh buồng trứng không hoạt đông, xơ, teo, nôi – ngoại tiết của buồng trứng không còn nữa.
Biểu hiện lâm sàng tuổi mãn kinh: không có kinh, các mô mỡ (ở cánh tay, bụng, đùi) mềm và giảm sức căng. Âm đạo giảm tiết dịch và dễ viêm nhiễm.
Yếu tố thuận lợi gây mãn kinh:
- Không có bất kỳ môt mối liên quan chắc chắn nào giữa: tuổi dậy thì và tuổi mãn kinh. Tuổi kết hôn, tuổi sinh đẻ, chiều cao, cân nặng và thời gian dùng thuốc tránh thai cũng không ảnh hưởng tới tuổi mãn kinh.
- Tuy nhiên, hút thuốc lá lại liên quan đến việc mãn kinh sớm.
- Khối u sinh dục hoặc nhiễm khuẩn sinh dục có thể ảnh hưởng tới cấu trúc nang buồng trứng và sẽ thúc đẩy mãn kinh sớm. Mãn kinh cũng có thể xảy ra với việc chiếu xạ quá mức, hoá liệu pháp, các phẫu thuật làm giảm cấp máu và gây tổn thương buồng trứng. Bất thường về nôi tiết có liên quan cũng là môt yếu tố thuận lợi.
Tuổi sau mãn kinh thường được tính khoảng 1 – 2 năm. người phụ nữ bước vào thời kỳ cao tuổi, tuổi già. Biểu hiện lâm sàng: âm đạo khô, nhu cầu và hoạt đông tình dục giảm hẳn. Ngoài ra, quá trình đào thải canxi nhanh hơn trước và người phụ nữ dễ mắc môt số bệnh lý như loãng xương