Có những cái chết lẽ ra không xảy ra nếu chúng ta có kiến thức cơ bản về sơ cứu và thực hiện đúng cách. Sau đây Ths. Bs. Trần Việt Hùng sẽ hướng dẫn các bạn về phương pháp sơ cứu khi trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị sặc bột, sặc thuốc bột, thuốc viên.
Sơ cứu khi nạn nhân bị sặc bột, sặc thuốc ở trẻ
Nếu nạn nhân tỉnh, hồng hào và không khó thở:
Nên bế trẻ và ngăn không cho chúng khóc để tránh dị vật chạy ngược lên khí quản.
- Móc họng khai thông đường miệngNếu thấy nạn nhân khó khở, tím tái, khóc yếu hoặc ngưng thở:
- Khai thông miệng bằng cách lấy tay móc họng
- Đối với trẻ nhỏ, dùng tay đỡ trẻ nằm sấp, đầu chúc xuống, vỗ mạnh lưng trẻ năm cái
- Lật ngửa trẻ lại và một tay áp vào bụng vùng thượng vị để trẻ áp lưng vào ngực mình, ấn mạnh về phía đầu trẻ cứ 5 lần lại ấn bàn tay vào vùng thượng vị . Ấn mạnh về phía đầu trẻ.
- Tiếp tục móc họng cho đến khi đạt kết quả.
Đối với trẻ lớn/người lớn:
Người sơ cứu đứng sau nạn nhân, vòng hai tay ra trước với một bàn tay co lại như nắm đắm, tay kia đặt lên trên.
Thực hiện ấn bụng thượng vị năm cái
Lưu ý: Với tất cả các ca dị vật đường thở, sau khi sơ cứu đều phải đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị. Không nên nghĩ dị vật đã trôi xuống dưới… là xong. Thực tế có nhiều ca dị vật không được lấy ra khỏi cơ thể, sẽ làm mủ và gây biến chứng.
Phòng tránh bị sặc bột, sặc thuốc
Cho trẻ nhỏ bú sữa đúng cách. Không nên cho ăn, bú, uống thuốc khi trẻ cười vì sẽ dễ làm cho trẻ bị sặc, thức ăn dễ lọt vào đường thở. Không cho trẻ chơi các đồ chơi nhỏ vì trẻ chưa ý thức được nguy hiểm nên hay bỏ vào mồm. Đối với các quả có hạt, các gia đình nên bỏ hạt để phòng tránh việc quả có thể trơn và chui tọt vào cổ làm trẻ nghẹn hoặc nguy hiểm hơn là mắc ở đường thở. Không cho trẻ chơi các loại hạt.
Ths.Bs. Trần Việt Hùng – BV Bạch Mai