Các nghiên cứu cho thấy, phụ nữ có thai được bổ sung kẽm sẽ kẽm giúp thai nhi tăng cân và khỏe mạnh, trẻ ở kích thích sự tăng trưởng của trẻ ở tuổi bú mẹ. Kẽm là một yếu tố vi lượng cần thiết cho sự sống. Kẽm tham gia vào nhiều quá trình sinh học quan trọng trong cơ thể, làm tăng khả năng miễn dịch, giúp cơ thể phòng chống các tác nhân gây bệnh, tăng quá trình phân chia và phát triển tế bào giúp cơ thể phát triển. Kẽm còn làm tăng cảm giác ăn ngon miệng ở trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng.
Mục lục
Biểu hiện của thiếu kẽm
Thiếu kẽm dẫn đến suy giảm miễn dịch: nhiễm trùng tái phát nhiều lần, gây rối loạn tiêu hóa, chán ăn, nôn trớ, gây rối loạn thần kinh: rối loạn giấc ngủ, ngủ ít, không ngon giấc, hay khóc về đêm. Thiếu kẽm còn gây tổn thương các biểu mô: viêm lưỡi, rụng tóc, loạn dưỡng móng… Thiếu kẽm dẫn đến chậm lớn, thiểu năng sinh dục.
Các nguyên nhân dẫn đến thiếu kẽm
– Thiếu cung cấp: Trẻ đẻ non, nhẹ cân thiếu kẽm từ trong bụng mẹ, ăn bổ sung kém chất lượng, chán ăn do bệnh nhiễm trùng, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch kéo dài.
– Do thải trừ nhanh: Tiêu chảy, bỏng, xuất huyết, ra nhiều mồ hôi.
– Do kém hấp thu: Tiêu chảy mãn, cắt ruột…, chế độ ăn quá nhiều chất xơ cản trở hấp thu kẽm.
– Do bổ sung sắt, canxi ức chế cạnh tranh hấp thu kẽm.
– Các rối loạn di truyền: hội chứng Down, Thalassemi, tiểu đường.
– Trẻ khuyết tật: bại não, co rút tứ chi, teo cơ.
– Stress liên tục. Khi nào cần bổ sung kẽm?
Các dấu hiệu nhận biết
– Cơ thể chậm phát triển, suy dinh dưỡng, thiểu năng sinh dục.
– Tiêu chảy kéo dài, nhiễm trùng tái phát nhiều lần.
– Biếng ăn, nôn trớ kéo dài.
– Viêm lưỡi, rụng tóc, loạn dưỡng móng.
– Rối loạn giấc ngủ: khó ngủ, khóc về đêm.
Đối tượng cần bổ sung kẽm
– Đối với trẻ tiêu chảy: dùng 10-20mg/ngày trong 14 ngày (10mg cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, 20mg cho trẻ 6 tháng đến 5 tuổi) hoặc trung bình 1mg/kg/ngày.
– Đối với trẻ suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa kéo dài: dùng liều thấp bằng một nửa liều cho trẻ tiêu chảy và có thể kéo dài 3-4 tháng (uống hằng ngày) do kẽm không được dự trữ trong cơ thể. Ngoài ra, có thể dùng kẽm hàng tuần với liều: 20mg 1 lần/tuần dùng trong 5-6 tháng cho trẻ hay bị nhiễm khuẩn tái phát và suy dinh dưỡng.
Những loại thực phẩm chứa kẽm: Kẽm thường có nhiều trong các loại rau xanh; các loại rau, quả thuộc họ đậu, các sản phẩm được chế biến từ bột ngũ cốc nguyên chất và các loại ngũ cốc. Ngoài ra, trứng, thịt đỏ, thịt cóc và ngao sò cũng là các nguồn giàu chất kẽm.
Khi uống nên pha loãng với nước, cho thêm chút đường và không uống vào lúc đói hoặc ngay sau khi ăn no, nên uống vào khoảng cách giữa hai bữa ăn để trách kích ứng gây nôn.