Kể từ năm 2007, theo phán quyết ban đầu, San Francisco cùng hơn 100 thành phố, bao gồm cả Washington DC, đã có vài quy định cấm dùng vật liệu polystyrene đựng đồ ăn đồ uống. Nhưng pháp lệnh mới tại San Francisco này là pháp luật khắc nghiệt nhất nhắm vào chất liệu làm sản phẩm tại Hoa Kỳ tính cho đến nay.
New York đã từng cấm các sản phẩm polystyrene hồi năm ngoái. Nhưng lại nhanh chóng lật ngược phán quyết để ủng hộ kế hoạch khác – là dùng các sản phẩm tái chế, sau khi lệnh cấm polystyrene được cho là “không hiệu quả về mặt môi trường, không khả thi về mặt kinh tế”.
Vật liệu polystyrene phổ biến trong các sản phẩm bao bì đựng thực phẩm có chứa chất phá hủy hormone sẽ bị cấm tại San Francisco – Ảnh: Flickr
Polystyrene hay còn gọi là bao bì xốp, làm từ dầu mỏ, được sử dụng để sản xuất ly cà phê, gói đựng đậu phộng và một loạt các mặt hàng dùng một lần khác. Từ ngày 1.1.2017, bán khay polystyrene đựng cá hay thịt như chúng ta thường thấy trong siêu thị, rót cafe takeaway vào ly xốp, đựng đồ ăn vào hộp xốp polystyrene và bán đều bị cho là bất hợp pháp ở San Francisco. Đây là bước đi nhằm tiến tới thành phố không rác năm 2020 của San Francisco.
Thánh phố bỏ phiếu cho ra chiến dịch này vì những lo ngại về môi trường. Bao bì polystyrene là một trong những vật liệu được dùng phổ biến để đựng các sản phầm. Mỗi năm, có đến 25 tỉ cốc polystyrene đã bị thải ra môi trường chỉ tính riêng tại Mỹ.
Mặc dù loại vật liệu này nhẹ nhưng nó cực khó phân hủy. Có nghĩa là nó sẽ cứ ở bãi rác tập trung, để hóa chất ngấm vào sâu lòng đất, gây tác hại đến đường thủy hàng thiên niên kỷ tới. Người ta cũng lo ngại chúng ảnh hưởng đến sức khỏe con người bởi có chứa chất phá hủy hormone.
Khi polystyrene bị gió thổi ra đại dương – điều xảy ra với 86% nhựa dùng một lần không được tái chế – nó vỡ vụn quá nhanh và trở thành các mẩu nhựa nhỏ gọi là microplastic. Microplastic sẽ qua nước, bị hấp thụ bởi các sinh vật biển và tích tụ độc tố trong chuỗi thức ăn.
Polystyrene ra đại dương, trở thành microplastic, sẽ bị hấp thụ bởi các sinh vật biển và tích tụ độc tố trong chuỗi thức ăn – Ảnh: foamfreefuture
Dù đây được cho là động thái vì môi trường của San Francisco nhưng không phải tất cả mọi người đều hoan nghênh. Hội đồng Hóa học Mỹ, một nhóm thương mại sản xuất hóa học, đã lên tiếng tuyên bố polystyrene thật ra thân thiện với môi truờng hơn vài loại vật liệu phân hủy sinh học khác. Trọng lượng nhẹ nên chúng tạo ra khí thải carbon ít hơn trong quá trình vận chuyển.
Mắt khác, như Tim Shestek, Giám đốc cấp cao của Hội đồng nói: “Tất cả bao bì đều để lại dấu ấn trong môi trường”. Samantha Sommer một quản lý của Hành động làm sạch nước California nói thêm rằng: “Bao bì tự hủy (biodegradable) không phải viên đạn bạc”. Thậm chí bao bì tự hủy sinh học (Compostable) “từ các nguồn tài nguyên cũng tốn tài nguyên để sản xuất, nó sản sinh khí thải năng lượng và nước trong suốt vòng đời và sau đó trở nên rất khó quản lý”.
Tuy nhiên, so với chúng thì rõ ràng polystyrene vẫn là loại vật liệu cứng đầu, phổ biến nhất mà chúng ta sử dụng ngày hôm nay. Việc cấm polystyrene ở một thành phố lớn là một bước tiến về nhận thức môi trường của con người.
Trong khi chờ các thành phố khác nối gót San Francisco, chúng ta có tin vui là các nhà khoa học mới tìm ra giun ăn polystyrene. Điều này gợi mở hi vọng làm sạch hành tinh xanh trong tương lai.