Tiêm vắc xin Covid-19 là biện pháp được nhiều người nhắc tới nhất hiện nay, mặc dù chưa thực hiện tiêm chủng đại trà toàn dân, tuy nhiên, nhà nước đã thực hiện mua tới 31 triệu liều vắc xin Covid-19 từ Pfizer và tiếp tục được hỗ trợ hàng trăm nghìn liều vắc xin AstraZeneca trong năm 2021. Sắp tới khi thực hiện tiêm chủng cho các đối tượng ưu tiên, và một số người dân, chúng ta cần lưu ý các thông tin định hướng quá trình tiêm vắc xin được cung cấp Unicef trong bài viết này.
Mục lục
Hàng triệu người trên thế giới hiện nay có thể được tiêm chủng an toàn chống lại Covid-19, điều này mang lại cho chúng ta một bước gần hơn nữa để có thể trở lại tận hưởng cuộc sống bên những người thân yêu. Với nhiều người vắc xin Covid-19 không thể nhanh chóng được tiêm chủng đầy đủ, tuy nhiên những người chuẩn bị được tiêm vắc xin có thể cần được hiểu rõ về quy trình tiêm vắc xin.
Các chuyên gia y tế của UNICEF hỗ trợ chúng ta hiểu về quy trình và một số điều chúng ta cần biết trước, trong và sau khi tiêm chủng.
Trước khi tiêm vắc xin Covid-19
Nghiên cứu: có nhiều thông tin sai lệch về vắc xin Covid-19 ở trên mạng, do đó bạn hãy tìm các nguồn thông tin đáng tin cậy như từ UNICEF và WHO. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về việc bạn có nên tiêm vắc xin Covid-19, hãy hỏi bác sỹ của bạn. Hiện tại, những người có tình trạng sức khỏe như sau thì không nên tiêm vắc xin Covid-19 để tránh những tác động bất lợi:
- Có lịch sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin Covid-19.
- Đang bị ốm hoặc có các triệu chứng mắc COVID-19 (bạn có thể tiêm vắc xin Covid-19 sau khi bạn đã khỏe lại và được bác sỹ tư vấn).
Trao đổi với bác sỹ của bạn. Nếu bạn đã từng bị dị ứng nặng với bất kỳ loại vắc xin nào trước đó hoặc bạn có thắc mắc về các vấn đề y khoa hiện nay đang bị, hãy trao đổi với bác sỹ trước khi tiêm vắc xin Covid-19.
Tự bảo vệ sức khỏe bản thân. Ngủ thật tốt trước ngày tiêm và bổ sung nước đầy đủ trước khi tiêm chủng.
Trong buổi tiêm chủng vắc xin Covid-19
Đảm bảo an toàn. Hãy chắc chắn rằng bạn tuân thủ các khuyến cáo an toàn trong cơ sở tiêm chủng ví dụ như giữ khoảng cách trong khi chờ đợi và đeo khẩu trang.
Giao tiếp. Hãy cho chuyên gia biết nếu bạn gặp vấn đề nào về sức khỏe có thể bị coi là cảnh báo, ví dụ như đang mang thai hoặc suy giảm miễn dịch.
Ghi chú. Bạn nên nhận thẻ tiêm vắc xin trong đó có ghi loại vắc xin Covid-19 mà bạn đã sử dụng, khi nào bạn được tiêm và đã tiêm ở đâu. Nhớ giữ thẻ này trong trường hợp bạn có thể cần trong tương lai.
Sau khi tiêm vắc xin Covid-19
Theo dõi. Bác sỹ sẽ giám sát bạn trong vòng 15 phút sau khi tiêm vắc xin. Tuy nhiên, cũng có tương đối ít phản ứng phụ nghiêm trọng với sức khỏe.
Chuẩn bị cho một số tác dụng phụ của vắc xin. Vắc xin được thiết kế để cung cấp miễn dịch cho cơ thể giúp tránh bênh tật. Nói chung người được tiêm vắc xin có thể sẽ gặp tác dụng phụ từ nhẹ tới trung bình trong một vài ngày sau khi tiêm.
Các tác dụng phụ từ nhẹ tới trung bình mà bạn có thể gặp phải như:
- Đau tay ở vị trí tiêm.
- Sốt nhẹ.
- Mệt mỏi
- Đau đầu
- Đau mỏi cơ, khớp
- Ớn lạnh
- Đi ngoài
Nếu một vài triệu chứng trên tiếp diễn vài ngày hoặc có dấu hiệu tăng nặng lên, hãy liên hệ với đơn vị tiêm chủng nơi bạn thực hiện tiêm vắc xin ngay lặp tức để được hỗ trợ.
Kiên nhẫn. Xây dựng miễn dịch cần có thời gian. Bạn sẽ coi như có đầy đủ miễn dịch sau 2 tuần kể từ khi được tiêm vắc xin mũi thứ hai của Pfizer-BioNtech hoặc AstraZeneca hoặc 2 tuần sau mũi tiêm đầu tiên của hãng J&J/Janssen.
Giữ an toàn cho bản thân và người xung quanh. Các loại vắc xin hiện nay được chứng minh có hiệu quả cao trong bảo vệ khỏi tình trạng nặng của COVID-19, chúng ta vẫn đang tiếp tục tìm hiểu xem liệu có khả năng những người đã được tiêm chủng trở thành người phát tán virus, ngay cả khi không có triệu chứng hay không. Do đó, điều quan trọng là tiếp tục thực hiện các khuyến cáo an toàn để bảo vệ bản thân và người xung quanh, bao gồm tránh tụ tập nơi đông người, giữ khoảng cách, rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang.
Trên đây là một số thông tin hết sức cơ bản nhưng rất quan trọng để chúng ta bắt đầu cho quá trình tiêm chủng vắc xin Covid-19 được hoàn thành tốt đẹp và vực dậy các hoạt động của đất nước sau đại dịch.