Đột quỵ là chứng bệnh nguy hiểm, để lại nhiều di chứng nặng nề và khó hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu được sơ – cấp cứu kịp thời và áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ tại nhà có thể giúp bệnh nhân khôi phục nhanh và sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
Mục lục
Một số di chứng nặng nề do đột quỵ
Đột quỵ là tình trạng mạch máu trong 1 vùng hoặc 1 số vùng não bị vỡ hoặc tắc nghẽn gây ra tình trạng xuất hiện hoặc thiếu máu não cục bộ. Trong đó, đột quỵ do thiếu máu cục bộ (nhồi máu não) chiếm đến 80% các trường hợp. Các tế bào não tại các vùng tổn thương không có oxy nhanh chóng suy yếu và chết không hồi phục. Kết cục gây các biến chứng nặng nề thậm chí là tử vong. Điểm qua 1 số di chứng phổ biến sau đột quỵ, hầu hết bệnh nhân đều mắc phải:
Liệt vận động: Theo thống kê, có khoảng 90% người bị liệt vận động (liệt nửa người, liệt tay chân, liệt mặt) sau đột quỵ. Di chứng này khiến bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời khi nằm lâu một chỗ, sẽ không thể tránh được các biến chứng nguy khác như: lở loét da, viêm đường hô hấp, suy giảm miễn dịch, viêm đường tiết niệu, viêm phổi,… Liệt vận động gây mặc cảm cho người bệnh và gánh nặng lên gia đình.
Rối loạn nhận thức: Tỉ lệ bị rối loạn nhận thức ở người bệnh sau khi mắc đột quỵ khoảng hơn 60%. Các biểu hiện thường gặp chủ yếu là: hay quên, suy giảm trí nhớ, lơ mơ không tỉnh táo, mất khả năng định hướng, không nhớ được người thân và không hiểu được lời nói của mọi người. Các trường hợp nặng có thể mất ý thức, hôn mê thậm chí là tử vong
Khó khăn trong việc nói hoặc nuốt: Sau cơn đột quỵ, cơ miệng và cổ họng trở nên đơ cứng khó kiểm soát. Điều này gây ra tình trặng khó nuốt, nói ngọng, nói lắp, khó diễn đạt, thậm chí là không nói được.
Tiểu tiện không tự chủ: hậu quả do các cơ không được được điều khiển trơn tru
Rối loạn tâm lý: Người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm, dễ dẫn đến trầm cảm
Rối loạn thị giác: Theo các chuyên gia, rối loạn thị giác có thể xuất hiện tạm thời hoặc vĩnh viễn. Người bệnh sau khi hồi phục có thể nhìn mờ một bên hoặc cả hai bên, mù lòa một phần hoặc toàn bộ.
Các biện pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ tại nhà
Việc tập luyện phục hồi chức năng sau đột quỵ đóng vai trò chủ chốt trong quá trình chữa trị và khắc phục biến chứng. Quá trình tập luyện phải diễn ra xuyên suốt từ lúc còn ở bệnh viện và duy trì tiếp tục kể cả khi biến chứng đã được khắc phục. Người thân có vai trò quan trọng trọng việc động viên tinh thần và hỗ trợ người bệnh tập luyện.
Phục hồi kỹ năng sử dụng tay
Người bệnh nên được tập các bài phục hồi kĩ năng sử dụng tay trước tiên
Đối với bệnh nhân đột quỵ, nếu tay không di chuyển được trong vòng 6 tuần đầu, cơ hội hồi phục hầu như rất thấp. Vì vậy, Khoảng tuần thứ 2 – thứ 6 sau đột quỵ, nếu bệnh nhân có mức tổn thương nhẹ hoặc trung bình và cử động được tay có thể bắt đầu tập luyện. hãy bắt đầu bằng việc dùng 1 hoặc cả 2 tay để cầm nắm, vệ sinh cá nhân và thay đồ. Việc tập luyện nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Các động tác được khuyến khích là duỗi tay, gập tay, cầm nắm các vật,…
Phục hồi khả năng ngôn ngữ
Theo thống kê, có tới 20% bệnh nhân sau đột quỵ gặp vấn đề về ngôn ngữ như không nói được, nói ngọng, nói lắp. Đối với những trường hợp này, trong 3 tháng đầu tiên, bệnh nhân nên tập luyện để khôi phục chức năng ngôn ngữ sau đột quỵ. Người nhà bệnh nhân hãy khuyến khích và cùng người bệnh tập nói những câu từ đơn giản. 1 số bài tập luyện phổ biến cho hiệu quả cao như đếm số, bảng chữ cái, đọc ngày tháng. Tuỳ vào mức độ phục hồi có thể nâng bài tập lên dần dần. Lưu ý nên luyện tập vừa sức, không quá cố.
Phục hồi khả năng đi lại, di chuyển
Các bài tập đi lại, di chuyển cũng nên được lưu ý, cân nhắc
Bệnh nhân cần tập luyện từng bước như tập co chân, tập đứng. Sau cùng là bài tập đi bộ để phục hồi các khả năng vận động và chức năng ở vị thế đứng. Người nhà nên lưu ý, hỗ trợ và giúp đỡ người bệnh tập luyện ở các tư thế đúng và không nên để người bệnh vận động quá sức. Các bài tập được khuyến cáp bao gồm:
- Tập chuyển trọng lượng lần lượt sang hai chân: Người nhà có thể giúp bệnh nhân đứng tựa nhẹ vào mép bàn, đặt hai bàn chân ở vị trí ngang nhau, dồn trọng lượng cơ thể lên hai chân.
- Tập đứng thăng bằng: Bắt đầu bằng tư thế đứng thẳng, trọng lượng đều hai chân. Bệnh nhân hãy quay đầu nhìn ra sau vai ở lần lượt hai bên. Sau đó thực hiện tiếp các động tác như: cúi đầu, ngửa đầu, nghiêng người, đưa hai tay lên qua đầu, đưa hai tay sang phải rồi sang trái. (Nên thực hiện chậm rãi, tăng tốc độ từ từ.)
Ngoài các bài tập phục hồi chức năng sau đột quỵ chung, các bệnh nhân đột quỵ do tắc mạch (nhồi máu não) được khuyến khích sử dụng các thuốc và sản phẩm giúp tăng cường lưu thông máu não, chống huyết khối. Những sản phẩm này có thể giúp quá trình phục hồi của bệnh nhân diễn ra nhanh hơn. Điều này không có nghĩa rằng có thể thay thế việc tập luyện.
Hi vọng những biện pháp phục hồi chức năng tại nhà mà Benh.vn đã giới thiệu có thể giúp cho người thân của bạn sớm phục hồi chức năng sau đột quỵ. Hãy kết hợp thêm việc tập luyện tại các trung tâm phục hồi chức năng để được theo dõi, điều chỉnh và mau chóng bình phục.