Em bé của bạn trong tuần thứ 27 của thai kỳ
Em bé của bạn đã dài thêm gần 1 inch trong tuần này. Bạn sẽ không nhìn thấy sự phát triển nhanh như vậy cho đến khi nhóc nhà bạn được 8-12 tuổi.
Em bé có thể nghe thấy bạn, nhưng không rõ vì tai được bao phủ bằng lớp sáp trắng bảo vệ da gọi là Vernix Caseos.
Nếu bạn cảm thấy những cử động thất thường trong bụng bạn thì có thể em bế đang nấc cụt. Phổi của em bé tiếp tục phát triển sẽ làm em bé nấc nhiều hơn.
Chiều dài của em bé tăng khá đều đặn, bây giờ đã đạt 13,75 inch. Em bé có cân nặng khoảng 2,25 pound.
Tuần này là lúc chuyển từ đo chiều dài đầu mông sang phương pháp đo chuẩn là đo chiều dài từ đầu đến chân. Cân nặng của em bé cũng tăng lên đến hơn 2 pound (gấp đôi 4 tuần trước). Hầu hết các thai nhi ở độ tuổi này, bao gồm cả em bé của bạn đều thích rúc ở tư thế cong trong tử cung (vì thế có thuật ngữ tư thế bào thai)
Em bé nhận ra giọng nói của bạn
Bây giờ em bé của bạn đã có thể nhận ra cả tiếng nói của bạn và chồng bạn. Sự phát triển thính giác đang tiến triển vì mạng lưới các dây thần kinh đến tai đã trưởng thành, mặc dù những âm thanh này không rõ bởi tai bị phủ bới lớp sáp trắng. Vì vậy, đây là thời điểm tốt để đọc và thậm chí hát cho em bé của bạn nghe và là cơ hội tốt để bạn bắt đầu quen với các bài hát ru mà bạn sắp phải lặp đi lặp lại trong thời gian tới. Ở tuần này, nếu chồng bạn áp tai vào bụng thì anh ấy có thể nghe được nhịp đập của tim em bé.
Vị giác và nấc cụt
Vị giác của em bé bây giờ đang rất phát triển. Bạn có thể thử nghiệm bằng cách ăn một số thực phẩm cay em bé của bạn có thể nếm được sự khác lạ trong nước ối (hai giờ sau khi bạn ăn). Một số em bé có thể phản ứng với vị cay bằng cách nấc cụt (mà bạn cảm thấy bụng co thắt) và có vẻ như chúng đang làm phiền đến em bé của bạn. Đó chỉ là thêm một cảm giác mà em bé cần phải làm quen dần.
Cơ thể bạn tuần thứ 27
Sưng và phù
Hai tuần trước, bụng của bạn là một quả bóng đá – và ở tuần thứ 27 của thai kỳ, tử cung của bạn đã tăng lên đến kích thước của một quả bóng rổ. Thật không may, đó không phải là chỗ duy nhất phình ra. Bắt đầu từ khoảng thời gian này của thai kỳ, gần ba phần tư phụ nữ mang thai bắt đầu bị sưng nhẹ của các chi – đặc biệt là bàn chân, mắt cá chân và bàn tay. Được gọi là phù nề, nó xảy ra khi chất lỏng tích tụ trong các mô cơ thể của bạn do sự tăng lưu lượng máu và áp lực của tử cung vào tĩnh mạch chủ.
Bạn có thể thấy không nhét chân vào giày được hay không đeo vừa nhẫn, nhưng hãy nhớ rằng phù nề là hoàn toàn bình thường và tạm thời. Nhưng nếu sưng phù quá mức, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn vì nó có thể là một dấu hiệu của tiền sản giật (mặc dù tiền sản giật đi kèm với một loạt các triệu chứng khác như huyết áp cao và protein trong nước tiểu, nếu bạn chưa gặp những triệu chứng đó thì không có gì phải lo lắng). Để giảm sưng phù, tránh ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài, hãy thử một số bài tập thể dục khi mang thai thích hợp như đi bộ hay bơi lội (nếu bác sĩ của bạn đồng ý) và ngồi hoặc ngủ gác chân lên cao. Hãy uống đủ nước mỗi ngày: hạn chế việc uống nhiều nước sẽ không giảm sưng. Và cố gắng nhìn vào mặt tích cực: phù là một tình trạng tạm thời – sẽ hết hoàn toàn ngay sau khi sinh con.
Rốn mới của bạn
Rốn bạn đã bị lồi ra chưa? Những ngày này nó bắt đầu đội lên qua cả quần áo của bạn. (giống tuần trước)
Chỉ dẫn khác
- Bạn biết rằng tham gia lớp tiền sản là một quyết định khôn ngoan. Nhưng tham gia lớp học hồi sức tim phổi trẻ sơ sinh cũng như lớp học chăm sóc trẻ sơ sinh cũng cần thiết.
- Mua ghế ngồi ô tô cho em bé. Hãy tìm hiểu trên web các trang có phản hồi tốt gần đây.
- Bạn có thể bị đầy hơi. Điều đó là hoàn toàn bình thường. Hạn chế trung tiện bằng cách thay các thức ăn gây đây hơi như bông cải xanh và măng tây bằng các thức ăn ít sinh hơi như rau bina hay cà rốt.
Ngất xỉu hoặc hoa mắt chóng mặt
Đó là một triệu chứng mang thai phổ biến, nhưng hãy nói với bác sĩ của mình (đặc biệt là nếu bạn bị ngất). Bạn có thể ngăn một đợt chóng mặt bằng cách nằm xuống và nâng bàn chân của bạn ngay khi bạn cảm thấy choáng váng.
Chảy máu lợi
Do hormone thai kì, nướu có thể bị sưng, viêm và thậm chí chảy máu. Mặc dù chảy máu lợi phổ biến khi mang thai (và có lẽ sẽ biến mất sau khi sinh), nhưng bạn hãy chăm sóc răng và lợi của bạn tốt hơn ngay từ bây giờ. Chải răng và dùng chỉ nha khoa hai lần một ngày.
Hội chứng chân không yên (RLS)
Một số phụ nữ mang thai có thể cảm thấy chân của họ ngứa ran và bồn chồn – đặc biệt là khi bạn nằm xuống vào ban đêm. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc này (ở một số phụ nữ RLS có liên quan đến thiếu máu thiếu sắt hoặc nhạy cảm với các loại thực phẩm nhất định) và xem xét tập yoga hoặc các kỹ thuật thư giãn khác cũng có thể giúp giảm boét triệu chứng này.
Ngứa bụng
Bụng kéo căng ra có thể khiến da bạn trở nên khô và ngứa. Bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên và ngâm mình trong một bồn tắm bột yến mạch ấm để giảm bớt ngứa.
Ngạt mũi
Bên cạnh bụng, chân và ngón tay, bây đường mũi của bạn cũng bị sưng, khiên bạn cảm giác bị ngạt. Cảm giác đó sẽ giảm khi bạn sinh con xong, nhưng cho đến khi đó hãy xịt nước muối hoặc dùng miếng dán mũi có thể giúp làm nhẹ triệu chứng. (Thuốc kháng histamin và thuốc xịt mũi thường bị cấm dùng khi mang thai, nhưng hãy hoi bác sĩ của bạn về các khuyến cáo khác).
Đau dây chằng tử cung
Nguyên nhân là do kích thước bụng ngày càng tăng khoảng giữa thai kỳ. Điều tốt nhất bạn có thể làm chỉ là để chân nghỉ ngơi 1 lúc mà thôi.