Tuần thứ 5 của thai kỳ, có nhiều thay đổi đáng kể từ bên trong, tuy nhiên, nhìn từ ngoài sẽ khó phân biệt được mẹ đang ở thai kỳ tuần thứ 4 – 5 hay là 6.
Mục lục
Em bé trong tuần thứ 5 của thai kỳ
Bào thai có kích thước đã bằng một hạt cam – lúc này trông như thế nào? Thực tế, trông nó không khác gì một chú nòng nọc, với một đầu thô sơ và một cái đuôi. Nhưng đừng lo lắng, sau này bạn sẽ không sinh ra một chú ếch đâu. Thực tế là chưa đầy 8 tháng nữa bạn sẽ đón một hoàng tử hoặc công chúa nhỏ trong vòng tay. Tại thời điểm này, nồng độ hormone hCG trong cơ thể bạn đã đủ cao để bạn thử thai tại nhà. Hãy đi đến bác sĩ để xác nhận và tính ngày dự sinh của bạn.
Đặc điểm em bé ở thai kỳ tuân thứ 5
- Phôi thai trông giống như một chú nòng nọc nhỏ, với kích thước chỉ khoảng 0,118 inch (khoảng 3mm).
- Khối các tế bào chúng ta gọi là phôi thai này đã bắt đầu trông giống như một bào thai, với ống thần kinh (sẽ hình thành nên tủy sống và não) chạy dọc từ đầu đến cuối phôi thai.
- Bạn có thấy nhân ở giữa phôi thai không? Nó sẽ nhanh chóng phát triển thành tim của em bé.
- Nhau thai là đây! Đó là cơ quan sẽ sớm kết nối bào thai với thành tử cung của bạn, cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho em bé.
Có thể thấy tim thai em bé khi thai kỳ tuần thứ 5
Có rất nhiều sự phát triển đang diễn ra để tạo thành 1 em bé – tất cả các hệ thống chính (và phụ) của cơ thể (hệ tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh, v.v) và các cơ quan (tim, phổi, dạ dày…) bắt dầu hình thành. Một trong những hệ thống hoạt động đầu tiên là hệ tuần hoàn – cùng với cơ quan đồng hành của nó: trái tim, mà thậm chí bạn đã có thể thấy nó đang đập qua hình ảnh siêu âm sớm. Khi bạn mang thai 5 tuần, tim của em bé được tạo thành từ hai mạch máu nhỏ gọi là ống tim – và nó đã sẵn sàng làm việc để đập nhịp trống của riêng mình (mất một tuần trước khi nhịp đập trở nên nhịp nhàng). Khi các ống này dính vào nhau, em bé của bạn sẽ có một trái tim đầy đủ chức năng. Ngoài ra trong tuần này còn có một số cơ quan khác bao gồm ống thần kinh (tiền thân của não và tủy sống), vẫn chưa được đóng kín (nhưng trong tuần tiếp theo sẽ không còn mở như vậy nữa).
Cơ thể người mẹ ở tuần thứ 5 thai kỳ
Cơ thể mẹ tuần thứ 5 thai kỳ không có nhiều sự thay đổi về ngoại hình như đã có những biểu hiện mang thai khá rõ và có thể kiểm chứng tại nhà.
hCG và thử thai tại nhà
Lúc này bạn đã trễ kinh nguyệt một thời gian – một dấu hiệu mang thai rõ ràng hơn. Đây là lúc bạn thử nước tiểu: ở tuần thứ 5, nồng độ hCG (hormone báo hiệu mang thai) trong nước tiểu đủ cao để được xác định bằng test thử thai tại nhà. Điều này có nghĩa là bạn sẽ có thể xác nhận những gì mình đã nghi ngờ: bạn đang mang thai! Tin này có lẽ sẽ mang lại một chuỗi nhưng cảm xúc, từ vui mừng cho đến hoảng sợ bởi sự thực là bạn sắp trở thành một bà mẹ. Thay đổi tính tình là hoàn toàn bình thường (hội chứng tiền kinh nguyệt PMS) và tốt hơn là bạn nên làm quen với điều này vì chúng sẽ theo bạn trong suốt 9 tháng tiếp theo.
Dấu hiệu mang thai sớm thai kỳ tuần thứ 5
Ngoài ra sẽ có những dấu hiệu mang thai sớm khác. Chẳng hạn như cảm giác kiệt sức (hoặc giống như là bị sóng đánh), triệu chứng căng ngực, hoặc bạn có thể cảm thấy những cơn buồn nôn nhẹ khi thấy thức ăn. Nuôi dưỡng một em bé – ngay cả khi nó còn không lớn hơn 1 hạt táo nhỏ – là một công việc vất vả và cơ thể bạn phải đáp ứng.
Các hormone trong thai kì bắt đầu tác động
Một lượng lớn hormone – các tín hiệu hóa học lưu thông trong cơ thể bạn làm việc cùng nhau để gây ra những thay đổi về thể chất trong bạn – đang được sản xuất hàng loạt: Estrogen để duy trì nồng độ Progesterone và hCG; Progesterone để duy trì chức năng nhau thai, giữ cho cơ trơn của tử cung (và những nơi khác) khỏi bị co thắt và kích thích sự phát triển của các mô vú; và hCG để hỗ trợ hoàng thể (nuôi dưỡng em bé cho đến khi nhau thai đảm nhận vai trò này vào khoảng cuối tam cá nguyệt đầu tiên) và giữ Progesterone ở nồng độ thích hợp. Những hormone này thực sự sẽ kiểm soát cuộc sống của bạn.
Chỉ dẫn khác thai kỳ tuần thứ 5
- Đây là lúc bạn nên loại bỏ một số loại thức ăn ra khỏi thực đơn, như thức ăn chưa tiệt khuẩn, thịt và trứng chưa nấu chín, cá có nhiều thủy ngân. Những loại thực phẩm này có thể lây bệnh và gây hại cho em bé của bạn.
- Theo các chuyên gia, bà bầu không nên dọn lồng cho mèo. Phân mèo có thể chứa toxoplasma, có thể gây hại cho em bé trong bụng.
- Làm sạch răng và chụp X quang trong nha khoa vẫn được phép sử dụng. Khoảng 40% các bà mẹ tương lai có bệnh nha nhu, điều này làm tăng nguy cơ tiền sản giật, sinh non.
Triệu chứng thường gặp ở thai kỳ tuần thứ 5
Các triệu chứng thường gặp ở người mẹ mang thai tuần thứ 5 có thể kể tới như tình trạng mệt mỏi, bắt đầu có thể ốm nghén và tiểu thường xuyên…
Tiểu thường xuyên
Mất quá nhiều thời gian trong nhà vệ sinh những ngày này? Hormon hCG thai kỳ đang làm tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu và thận của bạn, làm cho chúng hoạt động hiệu quả hơn (cuối cùng, bạn đi tiểu nhiều hơn). Bạn có thể làm gì? Bạn không nên cắt giảm lượng chất lỏng vì cơ thể bạn và em bé cần được cung cấp một lượng nước ổn định trong quá trình mang thai. Nhưng bạn có thể tránh những chất lợi tiểu như caffein vì sẽ làm bạn đi tiểu càng thường xuyên hơn.
Mệt mỏi
Mang thai là một công việc khó khăn có thể làm giảm sự nhạy bén của bạn. Trong suốt tam cá nguyệt đầu tiên, một lượng rất lớn năng lượng đi qua nhau thai có thể khiến bạn có chút mệt mỏi hoặc kiệt sức. Ngoài ra, nguyên nhân còn do sự thay đổi nội tiết tố (và cảm xúc) đang diễn ra trong cơ thể bạn.
Tin tốt: đến cuối tam cá nguyệt thứ nhất, cơ thể của bạn sẽ hoàn thành nhiệm vụ hết sức nặng nề là sản xuất nhau thai, vì vậy bạn có thể cảm thấy tràn đầy nguồn năng lượng. Trong lúc chờ đợi, hãy lắng nghe cơ thể bạn và hãy nghỉ ngơi đầy đủ và ăn đúng cách (và thường xuyên!)
Ngực căng tức và thay đổi
Điều gì khiến cho ngực bạn to hơn và trở nên nhạy cảm và căng tức? Nguyên nhân chính là do cặp hormone Estrogen và Progesterone. Những nguyên nhân khác bao gồm các acid béo có lợi và cần thiết đang cấu tạo nên các mô ngực và sự gia tăng lưu lượng máu đến đây, cả hai điều này sẽ giúp ngực bạn tiết sữa cho con.
Để giúp giảm căng tức ngực, bạn cần chú ý trong việc sử dụng áo ngực và gần gũi chồng/bạn trai.
Buồn nôn
Đó là cảm giác nôn nao trong dạ dày của bạn, mà đôi khi có thể dẫn đến nôn, xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày hoặc ban đêm (không chỉ buổi sáng!), đặc biệt ở tam cá nguyệt thứ nhất, bởi sự kết hợp giữa các hormone, sự căng thẳng và các thay đổi khác của cơ thể (như là nhạy cảm với mùi). Để kiểm soát cảm giác buồn nôn, bạn không được bỏ qua các bữa ăn (ngay cả khi chỉ nghĩ về việc ăn uống cũng khiến bạn cảm thấy phát ốm). Thay vào đó hãy phớt lờ nó, ăn nhiều những loại thực phẩm hấp dẫn bạn và tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh.
Tăng tiết nước bọt
Hoảng sợ khi nhận ra miệng bạn tiết nước bọt mà không có lí do nào? Nếu vậy, có thể bạn đang trải qua rắc rối đầu thai kì: một cái dạ dày nôn nao và miệng đầy nước bọt (và bạn cũng có thể đổ lỗi cho những hormone thai kì đã gây ra triệu chứng này!). Làm sao để đối phó với tình trạng chảy dãi này? Nhai kẹo cao su không đường có thể giúp miệng của bạn khô hơn 1 chút.
Rối loạn ăn uống
Đột nhiên có một sự thôi thúc mãnh liệt để ăn một chiếc bánh kẹp phô mai nướng? Không thể chịu đựng được rau trộn hay bất cứ loại rau xanh nào? Đó là những biểu hiện thường gặp của chứng rối loạn ăn uống bà bầu.
Hormon nắm giữ vai trò quan trọng ở đây (cũng như trong hầu hết các triệu chứng mang thai) – đặc biệt trong những tuần đầu khi cơ thể bạn đang làm quen với những thay đổi rõ rệt của hormone. Nuông chiều cảm giác thèm sô cô la của bạn với một thanh nhỏ thay vì cỡ lớn và tìm những sản phẩm thay thế lành mạnh cho các loại thực phẩm bạn không thể chịu đựng được là lựa chọn thông minh giúp bảo vệ sức khỏe mẹ và bé trong thời gian này.