1. Đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng.
2. Uống thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ; trên thực tế điều này rất quan trọng vì một số loại thuốc đòi hỏi phải uống vào một giờ nhất định ví dụ như thuốc tránh thai.
3. Không kiểm tra đối chiếu tên thuốc trước khi uống. Rất nhiều trường hợp uống nhầm hoặc cho con uống nhầm thuốc do bất cẩn này.
4.Dùng thuốc xong không đậy nắp ngay. Không khí ẩm sẽ làm thuốc nhanh hỏng, thuốc có thể bị nhiễm khuẩn hoặc không đảm bảo vệ sinh.
5. Bảo quản thuốc ở nhiệt độ thích hợp, tránh ánh nắng, độ ẩm.
6. Không uống thuốc ở tư thế nằm. Ở tư thế này thuốc dễ vướng ở cổ họng, thành thực quản, đôi khi không xuống tới dạ dày, làm sặc, thậm trí tử vong do nghẹt thuốc.
7. Nuốt khan viên thuốc, nuốt chửng, không chiêu bằng nước. Việc làm này không tốt vì phần lớn các loại thuốc đều có tác dụng kích ứng nhất định đôi với niêm mạc thực quản, dạ dày, khi uống viên thuốc có khả năng bị dính vào niêm mạc thực quản, lưu lại ở đó và gây kích ứng tác hại.
8. Dùng quá nhiều nước để chiêu thuốc: Uống quá nhiều nước sẽ giảm khả năng kích ứng dạ dày, làm thay đổi tính axit của dạ dày và tính kiềm trong ruột. Nồng độ axit trong dạ dày sẽ giảm, khi đột ngột uống quá nhiều nước gây ảnh hưởng cho việc hấp thu của thuốc. Ngoài ra, nước sẽ làm thời gian thuốc lưu lại trong dạ dày.
9. Dùng nước khoáng, nước có gas, nước hoa quả, sữa, nước chè để uống thuốc là không khoa học. Các loại nước này uống cùng thuốc dễ sinh ra tương tác như kết tủa…, ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc. Tốt nhất là dùng nước lã đun sôi để nguội để uống thuốc.
10. Không bịt mũi trẻ khi uống thuốc. Không cho trẻ uống thuốc khi trẻ đang khóc vì trẻ có thể bị sặc, viên thuốc dễ dàng lọt vào khí quản gây ngạt đường hô hấp.
11. Không uống nhiều loại thuốc cùng một lúc. Nên lưu ý đến tương tác thuốc giữa các thuốc với nhau.
12. Đặc biệt không bẻ đôi, bẻ nhỏ viên thuốc nhất là đối với những viên ngậm dưới lưỡi. Nhiều người nghĩ rằng làm như vậy không ảnh hưởng gì nhưng thực tế, chúng ta đã vô tình phá vỡ cấu trúc nguyên vẹn của thuốc ví dụ như thuốc sorbitrate sublingual, ergomar…tuyệt đối không được bẻ nhỏ.
13. Tuyệt đối được uống luôn viên sửi, chỉ uống viên sủi sau khi đã hòa tan với một lượng nước vừa đủ. Cần bảo quản chống ẩm và nguyên vẹn cho thuốc.
Ths. Bs Trần Việt Hùng – BV Bạch Mai