Trứng là một thực phẩm phổ biến trong cuộc sống thường ngày, mềm dễ ăn, dễ chế biến lại dồi dào vitamin, nguyên tố vi lượng rất bổ dưỡng… Trẻ em thường rất thích ăn. Tuy nhiên, ăn trứng nhiều không tốt cho sức khỏe, thậm chí gây bệnh. Vậy, cần cho trẻ ăn trứng như thế nào?
Mục lục
Thành phần và giá trị dinh dưỡng của trứng
Trứng gồm có 2 phần là lòng đỏ và lòng trắng, trong đó lòng đỏ tập trung nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể hơn cả.
Thành phần của trứng
Trứng gồm lòng đỏ và lòng trắng. Trong đó, lòng đỏ là thành phần quan trọng nhất, tập trung các chất dinh dưỡng.
- Lòng đỏ trứng gà có 13,6% đạm, 29,8% béo và 1,6% chất khoáng.
- Lòng trắng chủ yếu là nước, 10,3% chất đạm, béo và chất khoáng rất thấp.
Lòng đỏ trứng tập trung dinh dưỡng, chất đạm, chất béo…(Ảnh minh họa)
Giá trị dinh dưỡng của trứng
- Trong trứng có đủ chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng, các men và hormone.
- Trứng chứa vitamin: B6, B12…
- Các nguyên tố vi lượng, choline, kali, phốt pho…
- Giàu hàm lượng protein, acid folic.
- Axit béo omega-3 cần thiết cho cơ thể…
Lợi ích khi cho trẻ ăn trứng
Vì nguồn dinh dưỡng phong phú và thiết yếu của trứng mà trẻ ăn trứng có thể dung nạp được rất nhiều những lợi ích rõ rệt như sau:
- Một lượng trứng vừa phải rất tốt cho sức khỏe và thể chất của con người.
- Chất đạm của trứng là nguồn bổ sung các acid amin rất cần thiết cho sự phát triển về cân nặng và chiều cao của trẻ.
- Các chất dinh dưỡng trong trứng làm giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch.
- Các chất dinh dưỡng trong trứng làm hạn chế các bệnh của tuổi già.
- Sự kết hợp của vitamin A, vitamin B2 và lutein trong trứng ngăn cản sự lão hóa của mắt.
- Acid folic trong trứng rất tốt cho phụ nữ có thai và sau sinh nở…
Trẻ ăn trứng giúp bổ sung acid amin cần thiết cho sự phát triển của trẻ (Ảnh minh họa)
Trẻ ăn nhiều trứng có hại gì
Tuy nhiên, việc cho trẻ ăn trứng quá nhiều thì lại có thể gây hại cho trẻ vì dư thừa các chất dinh dưỡng.
- Ăn nhiều trứng là nguyên nhân gây táo bón.
- Ăn quá nhiều trứng khiến cơ thể không tiêu hóa hết năng lượng, khiến trẻ bị đi ngoài phân sống.
- Trứng rất giàu hàm lượng protein, vì vậy nếu ăn quá nhiều khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể gặp trục trặc, thận phải làm việc quá tải.
- Trong trứng có chứa một hàm lượng lớn cholesterol, vì vậy nếu trẻ ăn nhiều trứng trong một thời gian dài có thể dẫn đến xơ hoá động mạch.
- Protein trong trứng không được phân giải hết dễ sinh ra những độc chất như: amine, phenyl hydrad gây nguy hại cho sức khoẻ…
Trẻ ăn nhiều trứng trong một thời gian dài dẫn đến xơ hoá động mạch (Ảnh minh họa)
Cho trẻ ăn trứng như thế nào là khoa học
- Người lớn: từ 3 – 5 quả/tuần.
- Thanh niên: Không quá 7 quả/tuần.
- Trẻ em: 3 quả/tuần.
- Trẻ dưới 1 tuổi khi ăn trứng cần tham khảo ý kiến của bác sỹ.
Một số lưu ý:
- Cho trẻ ăn trứng đã được nấu chín (cho trẻ ăn trứng gà lành hơn trứng vịt).
- Cho trẻ ăn trứng luộc là tốt nhất (bảo đảm được chất dinh dưỡng như protein, lipid, khoáng chất…các vitamin bị mất đi ít).
- Không nên cho trẻ đang bị sốt, tiêu chảy hoặc sỏi mật ăn trứng.
- Không cho trẻ ăn trứng trần, trứng húp…
- Trẻ nhỏ dưới 5-6 tháng, một tuần chỉ nên cho trẻ ăn 2 lần, mỗi lần 1/2 lòng đỏ trứng gà dưới dạng nấu bột hay nấu cháo…
Lời kết
Trứng là thực phẩm dễ sử dụng lại chứa rất nhiều chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng, các men và hormon … rất tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt, trứng là món ăn “khoái khẩu” của các bé nên đôi khi vì chiều con, các mẹ thường cho trẻ ăn nhiều trứng hơn bình thường.
Tuy nhiên, trẻ ăn quá nhiều trứng gây nên các bệnh về đường ruột: táo bón, đi ngoài phân sống, ảnh hưởng đến sự bài tiết của thận, ảnh hưởng đến tim mạch….Vì vậy, chỉ nên cho trẻ nhỏ ăn 3 quả trứng/tuần, hạn chế ăn lòng trắng (đầy bụng, giá trị dinh dưỡng không cao)… trẻ nhỏ dưới 1 tuổi ăn trứng cần tham khảo ý kiến của bác sỹ để đảm bảo sức khỏe cho bé.