Sét là những dòng điện rất mạnh ở khí quyển. Khi bị sét đánh nạn nhân có thể chết ngay tại chỗ do ngừng tim, ngừng thở hoặc gây ra tổn thương phức tạp ở nhiều mức độ khác nhau. Sơ cứu ban đầu có vai trò quan trọng trong việc cứu sống nạn nhân.
Sinh lý bệnh
Khi bị sét đánh, nạn nhân có thể bị:
– Tổn thương tế bào do dòng điện: tổn thương tim, cơ, mạch máu, thần kinh và các nội tạng khác.
– Bỏng do nhiệt sinh ra từ dòng điện.
Sơ cứu tại chỗ
Sau khi bị sét đánh, việc chạm vào nạn nhân là an toàn. Cần đánh giá đáp ứng của nạn nhân ngay lập tức.
3.1. Nếu nạn nhân tỉnh táo: kiểm tra mức độ tổn thương ở vác vị trí nặng hay nhẹ. Đặc biệt, kiểm tra tổn thương nguy hiểm trước như đầu, xem có chấn thương cột sống cổ, lưng không. Đánh giá mức độ bỏng, vệ sinh, băng sạch vết thương bỏng cho nạn nhân. Động viên, an ủi để nạn nhân yên tâm.
3.2. Nếu nạn nhân hôn mê: kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách áp má vào mũi nạn nhân và xem lồng ngực có di động hay không, dùng tay đặt vào động mạch hai bên cổ nạn nhân xem có mạch không. Nếu bệnh nhân ngừng tuần hoàn, ngay lập tức tiến hành hồi sinh tim phổi (CRP)
– Đặt nạn nhân nằm ngửa
– Tiến hành hồi sức hô hấp miệng – miệng: lấy tay bịt mũi nạn nhân lại, hít một hơi thật sâu sau đó ngập kín miệng của nạn nhân thổi một hơi dài rồi buông ra để nạn nhân thở ra bình thường. Tiếp tục làm như vậy khoảng 2 lần.
– Ép tim ngoài lồng ngưc; xác định 1/3 dưới xương ức, đặt 2 tay lên vị trí vừa xác định và ép liên tục khoảng 30 lần với tần số khoảng 100 lần/phút, ép sâu khoảng 3 – 5cmm.
– Luân phiên thổi ngạt – ép tim như vậy với tỷ lệ 2 lần thổi ngạt và 30 lần ép tim đến khi có nhân viên y tế đến hỗ trợ và có các trang thiết bị thiết yếu.
– Phải cố định cột sống cổ, lưng cho bệnh nhân trowng trường hợp nghi ngờ (có vết thương trên đầu hoặc vùng cổ sưng nề có máu tụ).
– Sau khi cấp cứu, sơ cứu nạn nhân cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Xử trí tại cơ sở y tế
Nạn nhân sẽ được đưa vào đơn vị hồi sức để theo dõi và điều trị.
– Đánh giá, theo dõi diễn biến các tổn thương tim mạch, phổi, não, thận, vết thương ..
– Hồi sức tim mạch, hô hấp, hồi sức não nếu nạn nhân có ngừng tuần hoàn trước đó.
– Dự phòng suy thận.
5Phòng chống tai nạn do sét đánh
– Khi có mưa bão phải ở trong nhà (hoặc phải ở trong ô tô đóng kín cửa), tránh xa cửa đi và cửa sổ, tránh ngồi cạnh lò sưởi và các thiết bị bằng kim loại.
– Khi đang ở ngoài trời mà không tìm được chỗ trú ẩn phải tránh xa các cây cao, không đứng ở đỉnh đồi, không đứng ở các vùng đất trống trải. Trong trường hợp đang ở vùng đất trống trải nên cúi người sát mặt đất với tay chân cuộn gối.
– Không được bơi lội trong khi trời mưa bão
– Vứt bỏ các vật dụng kim loại trong người.
Đối với nhà ở cao tầng, khi thiết kế xây dựng phải có cột thu lôi.
Trong trường hợp đang đi máy bay, sét đánh qua máy bay thường rất hiếm gặp và nếu có cũng không gây tổn thương gì hoặc chỉ rất nhẹ.