Trả lời câu hỏi của đọc giả :”Yếu tố xã hội nào dẫn đến béo phì? ” Cùng nghe trả lời của chuyên gia
Trả lời:
Kinh tế xã hội
Môi trường xã hội có ảnh hưởng lớn đến bệnh béo phì, trong đó chủ yếu là kinh tế xã hội. Ở những nước nghèo, lạc hậu, kinh tế kém phát triển thì phần đông nhân dân không đủ cơm ăn, chỉ số ít người giàu có “bụng phệ”. Theo đà phát triển của kinh tế, giải quyết được vấn đề no, ấm thì số người “bụng phệ” cũng ngày càng nhiều.
Ngược lại, ở các nước đã phát triển, kinh tế khá giả, vấn đề thiếu ăn không lo nữa, thì tỉ lệ béo phì cao chủ yếu tập trung ở tầng lớp người nghèo, ít học so với tầng lớp trên. Từ ý nghĩa nào đó, người mập cũng là sản vật của sự phồn vinh xã hội. Ngoài ra, con người mập mạp cũng thể hiện một khía cạnh của khỏe đẹp.
Địa lý
Môi trường địa lý cũng có ảnh hưởng nhất định đến tỉ lệ béo phì. Dân cư sống ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, khí hậu nóng bức, ăn uống bị hạn chế nên ít béo phì. Còn dân cư sống ở vùng hạn đới, cận hàn đới, mùa đông băng giá nên không phải làm việc, khí hậu lạnh làm tăng cảm giác đói nên thường xuyên uống rượu và ăn ngon, cho nên bụng phệ nhiều. Lượng hoạt động của người sống trên núi nhiều hơn người miên xuôi nên cũng ít béo phì.
Những người sống ở vùng nghèo tài nguyên cũng ít béo phì hơn người sống ở vùng giàu có.
Phong tục tập quán
Phong tục tập quán và ý thức truyền thống của dân từ vùng khác nhau cũng có ảnh hưởng tới tỉ lệ phát phì. Ví dụ, người ta điều tra thấy người châu Á di cư sang Mỹ thì dần dần tỉ lệ người béo phì và mắc bệnh đái tháo đường trong số họ đều cao hơn đồng bào mình ở quê.
Khoa học kỹ thuật phát triển, những người chỉ huy, quản lý, làm việc văn phòng ngồi một nơi vẫn liên hệ và làm việc chỉ huy mọi nơi, nên ít phải vận động đều dễ dẫn đến phát phì.
Benh.vn