Testosterone được bài tiết chủ yếu ở tinh hoàn, chỉ có một lượng nhỏ từ những steroid do vỏ ngoài của tuyến thượng thận tạo nên. Ở phụ nữ cũng có một lượng nhỏ testosterone được bài tiết ra từ buồng trứng (và cả tuyến thượng thận) nhưng rất ít so với nam giới. Testosterone có vai trò quan trọng như vậy, nên khi bị thiếu hụt sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe…
Mục lục
Những dấu hiệu giảm testosterone ở nam giới
Các bất thường ở nam giới thiếu testosterone có thể được biểu hiện ở nhiều khía cạnh trong đó có tâm lý, ham muốn tình dục, sức khỏe vật lý và khả năng lao động, sáng tạo…
Các dấu hiệu giảm testosterone thường gặp
Giảm ham muốn tình dục, cương dương kém, giảm số lượng tinh trùng và khả năng sinh sản hoặc thấy vú to ra. Nam cũng có thể có những triệu chứng tương tự như nữ ở thời kỳ mãn kinh, đó là cơn bốc nóng, dễ cáu giận (tăng sự kích thích), khó tập trung và trầm cảm. Một số nam giới có thể bị giảm bài tiết testosterone nhiều và kéo dài, khi đó bị rụng lông trên cơ thể và giảm khối cơ, xương có thể giòn hơn và dễ gẫy, tinh hoàn có thể nhỏ và mềm.
Ở người trẻ, sự bài tiết testosterone ít có thể làm giảm sự mọc râu và lông trên cơ thể, giảm phát triển khối cơ và cơ quan sinh dục. Ngoài ra giọng nói cũng không trầm. Những bệnh gây giảm testosterone
Khó tập trung và trầm cảm là dấu hiệu testosterone ở nam giới (Ảnh minh họa)
Trước hết phải kể đến bệnh ở tinh hoàn. Những nam giới bị thiếu hụt testosterone do có bất thường ở tinh hoàn thường có nồng độ FSH, LH tăng và giảm sản xuất tinh trùng.
Những bất thường ở tinh hoàn của nam giới giảm testosterone
- Chấn thương: Các tế bào bị tổn thương nên không sản xuất ra testosterone.
- Thiến hoạn: Do phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn, ví dụ ung thư, nên giảm nghiêm trọng sự bài tiết ra testosterone.
- Viêm tinh hoàn: Có thể xảy ra sau tuổi dậy thì do quai bị (có nguy cơ bị vô sinh nhiều hơn là giảm testosterone).
- Điều trị bằng tia xạ hay hóa liệu pháp: Làm tổn thương các tế bào sản xuất ra testosterone của tinh hoàn.
- Khối u tinh hoàn: Điều trị khối u tinh hoàn có thể ảnh hưởng trực tiếp sự bài tiết testosterone.
Nguyên nhân gây thiếu hụt testosterone ở nam giới
Có nhiều nguyên nhân gây thiếu hụt testosterone ở nam giới, trong đó có thể kể tới các nguyên nhân chính thường gặp sau đây.
Bệnh ở tuyến yên và vùng dưới đồi gây thiếu hụt testosterone
Những nam giới bị thiếu hụt testosterone do bệnh lý ở tuyến yên hay vùng dưới đồi thường có nồng độ FSH, LH thấp hay hơi thấp; do những nguyên nhân sau:
Khối u tuyến yên: Các mô bất thường ở tuyến yên phát triển có thể làm hoạt động bình thường của tuyến hư hại và ảnh hưởng đến sự bài tiết hormon. Một số khối u ảnh hưởng đến sự bài tiết LH nên làm giảm nồng độ testosterone.
Một số thuốc chữa bệnh có thể ức chế tinh hoàn bài tiết testosterone (Ảnh minh họa)
Thuốc gây giảm testosterone
Một số thuốc chữa bệnh và hormon có thể ức chế tuyến yên bài tiết LH và FSH đồng thời ức chế cả tinh hoàn bài tiết testosterone.
HIV/AIDS gây giảm testosterone
Có đến 50% nam giới bị nhiễm HIV có nồng độ testosterone thấp.
Bệnh miễn dịch và viêm tuyến yên gây thiếu testosterone
Một số bệnh như bệnh sacoit (sarcoidosis), lao, nhiễm nấm, tự miễn dịch có thể làm suy yếu khả năng bài tiết hormon của tuyến yên.
Bệnh do gen gây giảm testosterone
Nam giới có thể bị thiếu testosterone do bất thường về thể nhiễm sắc hay những bệnh liên quan đến gen.
Chẩn đoán thiếu testosterone
Hỏi kỹ lịch sử bệnh có ý nghĩa rất quan trọng: Đôi khi các triệu chứng thực thể có thể gợi ý bệnh. Ví dụ nam giới khi có tuổi giảm dần khối cơ, mất ham muốn tình dục, rối loạn chức năng cương dương hoặc giảm số lượng tinh trùng có thể kèm giảm testosterone. Vị thành niên tuy có vóc dáng một thiếu niên nhưng tinh hoàn, dương vật và tuyến tiền liệt bé; lông mu và lông trên cơ thể ít; giọng nói thanh…
Khám thực thể là một trong những cách để chẩn đoán testosterone (Ảnh minh họa)
Khám thực thể chẩn đoán thiếu testosterone
- Số lượng và phân bố lông trên cơ thể.
- Vú có to ra không và đến mức độ nào.
- Kích thước và mật độ của tinh hoàn.
- Sự bất thường ở bìu.
- Kích thước dương vật.
- Khả năng nhìn về mọi hướng (test về diện rộng mà mắt có thể nhìn được).
Đo nồng độ hormon testosterone
Nồng độ testosterone thay đổi từng giờ, do đó lấy máu để xét nghiệm giờ nào thì cho kết quả theo giờ đó. Tuy nhiên, nồng độ tổng thể testosterone thường được công nhận là từ 300-1.200 nanogram cho 1 decilít (ng/dl). Nồng độ testosterone thường cao nhất vào sáng sớm, do đó thầy thuốc thường cho định lượng vào giờ này.
Việc xác định nồng độ testosterone thấp đòi hỏi phải thử máu nhiều lần (Ảnh minh họa)
Việc xác định nồng độ testosterone thấp đòi hỏi phải thử máu nhiều lần. Kết quả testosterone toàn thể bình thường không chứng tỏ chắc chắn có nồng độ testosterone tự do bình thường. Ví dụ, một số nam giới có nồng độ SHBG cao và nồng độ testosterone tự do trong máu thấp nhưng vẫn có testosterone toàn thể bình thường. Do đó, khi xét nghiệm thường định lượng nồng độ testosterone toàn thể và các thành phần của nó.
Các xét nghiệm khác
- Đo tỷ trọng xương để xem có hiện tượng tiêu xương.
- Xét nghiệm gen học để xem có bị bệnh di truyền.
- Nếu nghi ngờ tuyến yên có vấn đề thì cho chụp tuyến yên xem có khối u không. Hai phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường dùng nhất là CT, dùng tia X với sự hỗ trợ của kỹ thuật vi tính và hình ảnh âm vang từ (MRI) phối hợp những sóng quang tuyến, từ trường cường độ cao và kỹ thuật vi tính để tạo ra hình ảnh của những cơ quan bên trong cơ thể.
Bs. Đào Xuân Dũng