Chấn thương răng ở trẻ là một điều không ai mong muốn nhưng lại rất hay gặp do trẻ hiếu động, nghịch ngợm… Theo thống kê, có tới 25% trẻ từ 14 tuổi có các vấn đề về chấn thương răng vĩnh viễn. Vậy thế nào gọi là chấn thương răng? Các phương pháp xử lý khi trẻ bị chấn thương răng như thế nào?
Mục lục
Thế nào là chấn thương răng?
Chấn thương răng là những biểu hiện bất thường ở răng do cắn, nhai, ngã, va đập…
Chấn thương răng bao gồm:
+ Gãy men.
+ Gãy men-ngà nhưng chưa ảnh hưởng tới tủy.
+ Gãy men-ngà và ảnh hưởng tới tủy.
+ Gãy chân răng.
Chấn thương răng thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi (Ảnh minh họa)
Triệu chứng
Gãy men
+ Vết gãy có màu trắng.
+ Có các cạnh bén nhọn ở chổ gãy (dễ bị đâm vào môi, má).
+ Gây ảnh hưởng đến men răng.
+ Không có triệu chứng đau hay khó chịu.
Phương pháp điều trị: trám, bọc răng chỗ men bị gãy.
Gãy men-ngà nhưng chưa ảnh hưởng tới tủy
+ Có các cạnh bén nhọn ở chổ gãy.
+ Không có triệu chứng đau.
Phương pháp điều trị: sử dụng thuốc tê tại chổ, trám, bọc răng ở chỗ gãy.
Gãy men ngà nhưng chưa ảnh hưởng tới tủy (Ảnh minh họa)
Gãy men-ngà và ảnh hưởng tủy
+ Răng đau, khó chịu, nhạy cảm với nóng, lạnh…
+ Máu chảy ở trung tâm của răng.
Phương pháp điều trị: đến nha sĩ trong thời gian sớm nhất để được điều trị kịp thời.
Gãy thân và chân răng
+ Gãy thân, chân răng thường xảy ra ở các răng sau (răng cối nhỏ và răng cối lớn).
+ Ảnh hưởng đến tủy răng.
+ Đau, chảy máu.
Phương pháp điều trị: khó phát hiện bằng mắt thường, cần đến nha sĩ và có những chẩn đoán đặc hiệu (thường đi kèm tai nạn xe cộ).
Gãy chân răng
+ Rất khó phát hiện.
+ Gây đau.
Phương pháp điều trị: đến bác sỹ nha khoa để được chẩn đoán và chụp phim.
Các loại chấn thương răng thường gặp
+ Răng lung lay.
+ Răng di lệch sang bên.
+ Răng lún vào bên trong xương ổ răng hoặc rời ra.
+ Răng rời ra ngoài xương ổ răng.
+ Gãy thân răng.
+ Gãy chân răng hoặc cả thân và chân răng…
Răng lung lay, di lệch sang bên, gãy thân răng…(Ảnh minh họa)
Hậu quả khi trẻ bị chấn thương răng
+ Sung huyết tủy răng.
+ Chảy máu tủy răng.
+ Vôi hóa tủy: buồng tủy, ống tủy bị bít kín dần do ngà lắng đọng.
+ Tủy răng bị hoại tử.
+ Tiên chân răng…
Các dị ứng trên mầm răng vĩnh viễn:
+ Thân răng bị đổi màu vàng nâu.
+ Thiểu sản men răng.
+ Thân răng bị tách đôi, tách đôi chân răng.
+ Thân răng bị gập, ngừng hình thành chân răng.
+ Rối loạn mọc răng …
Các phương pháp xử lý khi trẻ bị chấn thương răng
+ Cầm máu cho trẻ bằng một miếng gạc (có chất khử trùng).
+ Cho trẻ tự cắn vào miếng gạc với mục đích ép gạc sát vào vùng răng bị chấn thương.
+ Vệ sinh xung quanh vùng chấn thương bằng nước sạch.
+ Rửa răng nhẹ nhàng với nước lạnh, nước muối sinh lý cho sạch các chất bẩn (nếu răng vĩnh viễn bị rơi khỏi xương ổ răng).
Xử lý chấn thương răng cho trẻ tại bệnh viện (Ảnh minh họa)
+ Đặt răng vào miếng gạc tẩm nước muối sinh lý (trong miệng, sữa…) trong thời gian đưa trẻ đến bác sĩ để được cắm lại vào xương ổ răng (đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt để tủy và mạch máu được tái lập trong thời gian sớm nhất).
+ Đối với răng sữa không cần cắm lại vì sẽ ảnh hưởng đến màng răng vĩnh viễn sau này (chỉ cần khám để chắc chắn chân răng không còn sót hoặc lún trong ổ răng).
+ Vệ sinh răng miệng sau khi ăn: xúc miệng bằng chlorhexidine 2 lần / ngày trong 1 tuần.
Cách phòng tránh
+ Cha mẹ, thầy cô, gia đình cần quan tâm, giám sát trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
+ Hướng dẫn, giáo dục, nhắc nhở trẻ, đặc biệt là những trẻ hiếu động, nghịch ngợm để phòng tránh các tai nạn về răng.
Lời kết
Trẻ em dưới 3 tuổi lúc bắt đầu đi học thường bị chấn thương răng sữa ở nhà, ở nhà trẻ, trường học do trẻ chạy nhảy, nô đùa, va đập, ngã … Tuy nhiên, tỷ lệ chấn thương ở bé trai nhiều hơn bé gái. Chấn thương răng tưởng như đơn giản nhưng có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng: chảy máu tủy răng,vôi hóa tủy răng, tủy răng hoại tử… nếu không được xử trí đúng cách.
Vì vậy, gia đình, nhà trường cần thường xuyên theo sát, quan tâm tới trẻ, mặt khác nhắc nhở, giáo dục trẻ….phòng tránh những chấn thương, bảo vệ hàm răng khỏe đẹp cho trẻ sau này.
Benh.vn