Theo một tài liệu báo cáo khoa học gần dây của các nhà dinh dưỡng học của Anh, chuối tiêu chín tới, khoai tây nấu chín (luộc, ninh) và một số chất bột khác đều có tác dụng chống ung thư đại tràng.
Các nhà dinh dưỡng học của Anh đã tiến hành điều tra thói quen ăn uống ở 12 quốc gia khác nhau, với hy vọng làm rõ mối quan hệ giữa chứng ung thư đại tràng và lượng hấp thụ tinh bột trong bữa ăn.
Kết quả cho thấy, lượng tinh bột ăn vào có liên quan mật thiết với tỷ lệ phát sinh ung thư của đại tràng và ung thư trực tràng. Nói chung, trong cộng đồng, nếu ăn càng nhiều tinh bột, tỷ lệ phát sinh ung thư càng thấp. Công trình nghiên cứu cho thấy rõ người Australia ăn lượng tinh bột thấp nhất (mỗi ngày trung bình dưới 100g) còn người Đông Nam Á ăn tinh bột nhiều nhất (mỗi ngày trung bình trên 350g), nên tỷ lệ mắc chứng ung thư ruột ở người Australia cao gấp 4 lần so với người Đông Nam Á. Cụ thể tại Đông Nam Á tỷ lệ phát sinh ung thư đại tràng trong 100.000 người có 6,3 ca, trong khi tại Australia là 25 ca trongg 100.000 người.
Chuyên gia dịch tễ học cho rằng 1/3 ca ung thư có liên quan với chế độ ăn uống hàng ngày, trong đó mối quan hệ giữa ung thư kết tràng và ăn uống là khăng khít nhất.
Các nhà khoa học cho rằng tác dụng của tinh bột chống bệnh ung thư là do nó không cần qua khâu tiêu hóa tại ruột non, loại tinh bột không qua tiêu hóa tại ruột non này đi vào kết tràng dễ dàng bị vi khuẩn phân giải thông qua quá trình lên men, tạo ra loại axit béo mạch ngắn, đặc biệt là có muối axit butyric (C2H2+ – butyrate) sinh ra.
Vi khuẩn thông qua hai phương thức để chống lại khối u: Tinh bột ăn vào sau khi qua tác dụng của vi khuẩn lượng phân sẽ tăng lên, pha loãng chất chứa trong kết tràng, từ đó làm các chất có khả năng dẫn tới ung thư bị đẩy nhanh ra khỏi đại tràng. Muối butyrate C2H2+ hình thành khi vi khuẩn tiêu hóa tinh bột cũng trực tiếp ức chế quá trình tạo thức ăn cho các loại vi khuẩn gây bệnh ung thư nằm sẵn trong thành vách tế bào đại tràng. Thực nghiệm chứng minh muối butyrate là chất có khả năng ức chế rất mạnh đối với tế bào dẫn tới ung thư.
Chất xơ [( C6H10)¬11] cũng có tác dụng chống ung thư bằng phương thức tương tự, tuy nhiên tác dụng này không mạnh bằng so với tác dụng của tinh bột.
Chuối tiêu chín tới (đặc biệt là chuối tiêu xanh) có tác dụng chống ung thư mạnh hơn nhiều so với chuối tiêu chín “trứng cuốc” (xuất hiện các đốm đen ngoài vỏ), bởi chuối “trứng cuốc” phần lớn tinh bột đã chuyển hóa thành đường.