Tết Trung thu đang đến gần, các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ đang mong chờ và háo hức chờ đợi thời khắc được ngồi bên mâm cỗ với những chiếc bánh trung thu truyền thống và đồ chơi đêm rằm mà chúng yêu thích. Mặt khác, trung thu cũng là dịp để các bà nội trợ cân nhắc, chọn mua các loại bánh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và cân bằng dinh dưỡng cho các thành viên trong gia đình.
Mục lục
Vậy, cách chọn bánh trung thu đảm bảo an thực phẩm và sức khỏe như thế nào? chúng ta sẽ cùng Benh.vn tham khảo vấn đề này.
Các loại bánh trung thu
- Bánh nướng, bánh dẻo hình tròn hoặc hình vuông.
- Bánh trung thu có hình các con giống, lợn mẹ với đàn con, cá chép…
Bánh trung thu truyền thống.
Nguyên liệu làm bánh trung thu truyền thống
- Bột, đường, muối.
- Mứt, xá xíu, lạp xường.
- Đậu xanh, trứng muối.
- Dầu ăn, mỡ lợn.
- Hạt sen, hạt dưa,…
Các hãng bánh trung thu đảm bảo chất lượng và ATTP
- Bánh trung thu của các hãng có uy tín: Xí nghiệp bánh Mứt kẹo Hà Nội, Kinh Đô, Hữu Nghị, Đồng Khánh…
- Các cửa hàng bán bánh trung thu gia truyền được cấp giấy phép sản xuất và an toàn vệ sinh thực phẩm…
Phương pháp lựa chọn bánh trung thu an toàn, giàu dinh dưỡng
Bánh trung thu tươi, không dùng chất bảo quản
Đặc trưng của bánh trung thu tươi là không sử dụng chất bảo quản nhưng vẫn giữ được hương vị nguyên liệu như hạt sen, đậu xanh, trà xanh… Dòng bánh này cho vị ngọt thanh, nhẹ, mềm, mịn của bánh, đồng thời đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Bánh trung thu tươi không dùng chất bảo quản tốt cho sức khỏe. (ảnh minh họa)
Bánh trung thu thuần chay
Đối với những người bị bệnh tiểu đường, tim mạch thì việc lựa chọn bánh chay là giải pháp tối ưu cho sức khỏe.
Bánh trung thu ăn kiêng thay vì dùng đường thông thường, đường cỏ ngọt Stevia được dùng thay thế với vị ngọt tự nhiên, không calo và độ pH ổn định, giúp giảm nguy cơ gia tăng tiểu đường, tim mạch, huyết áp.
Với sự hòa quyện hương vị giữa nhiều loại nấm và rau củ khác nhau, bánh trung thu chay giúp mọi người có cảm giác nhẹ nhàng, thanh tịnh hơn khi sử dụng.
Bánh trung thu truyền thống
Với dòng bánh trung thu truyền thống, khi sử dụng, người tiêu dùng thường e ngại bởi hàm lượng đường và chất béo cao (trung bình 400Kcal/100g bánh) dễ dẫn đến thừa năng lượng, béo phì. Vì vậy, mỗi lần ăn nên ăn ít hoặc hạn chế ăn để tránh tăng cân.
Trẻ em, người bị bệnh đái tháo đường, tim mạch…cần hạn chế ăn bánh trung thu.
Lời kết
Trung thu là tết đoàn viên của các gia đình, là dịp để các thành viên quây quần bên mâm cỗ đêm rằm. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ nhỏ và người già, người mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường… cần hạn chế ăn các loại bánh trung thu truyền thống vì tỷ lệ đường, chất béo, chất bảo… có trong bánh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe khiến lượng đường trong máu tăng, trẻ nhỏ dễ dẫn đến béo phì…
Để khắc phục nhược điểm này, các bà nội trợ có thể mua các loại bánh trung thu tươi, bánh thuần chay… để thay thế bánh truyền thống, vừa đảm bảo và niềm vui đêm rằm và sức khỏe cho cả gia đình.
Hải Yến – Benh.vn