Trong đời không ít lần chúng ta bị đầy hơi, chướng bụng…sau đó vài ngày các triệu chứng đó tự mất đi. Tuy nhiên đầy hơi, chướng bụng xảy ra thường xuyên với các triệu chứng: bụng ậm ạch, đau âm ỉ, ợ chua.… có thể là những nguyên nhân bệnh lý khác chứ không đơn thuần là do chế độ ăn uống.
Mục lục
Vậy, nguyên nhân gây đầy hơi, chướng bụng? Đầy hơi chướng bụng do những bệnh lý nào? Cách khắc phục đầy hơi, chướng bụng?
Tìm hiểu về hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Hệ tiêu hóa gồm một ống dài khoảng 9m, kéo dài bắt đầu từ miệng, xuống thực quản, qua dạ dày, đến ruột non và cuối cùng là ruột già.
Trong đường ruột có rất nhiều vi khuẩn có lợi cũng như vi khuẩn gây hại nhưng chúng lại tạo ra một sự cân bằng. Điều này rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của đường ruột và toàn bộ cơ thể. Khi sự cân bằng này bị phá vỡ, hệ tiêu hóa cũng như đường ruột không còn làm tốt chức năng của nó nữa, từ đó nó gây ra những vấn đề với sức khỏe.
Thế nào là đầy hơi, chướng bụng
Hiện tượng đầy hơi, chướng bụng là do lượng hơi tăng lên trong đường tiêu hóa, do rối loạn chuyển hóa các chất tinh bột hoặc do sự rối loạn lên men của vi sinh vật mà chủ yếu là do vi khuẩn đường ruột.
Các biểu hiện đầy hơi, chướng bụng
- Ợ hơi.
- Ợ chua.
- Đau bụng âm ỉ.
- Có lúc buồn nôn hoặc nôn.
- Bụng chướng, ậm ạch, khó chịu.
- Táo bón…
Nguyên nhân gây đầy hơi, chướng bụng
Có 2 nguyên nhân chủ yếu dẫn tới đầy hơi chướng bụng là do lối sống và do bệnh lý với các lý giải cụ thể như sau.
1. Do lối sống
- Ăn nhiều chất tinh bột mà cơ thể không đủ hệ thống men để chuyển hóa hết.
- Ăn uống quá nhanh, nhai không kỹ, nuốt vội vàng.
- Ăn quá nhiều chất béo, gia vị.
- Uống chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
- Ăn xong đi nằm nghỉ ngay.
- Do ứ phân lâu ngày (táo bón)…
2. Do bệnh lý
- Do rối loạn vận động nhu động ống tiêu hóa (dạ dày, ruột) làm cho dạ dày lúc nào cũng đầy thức ăn khiến thức ăn xuống ruột chậm gây cho việc tiêu hóa gặp khó khăn.
- Do rối loạn bài tiết dịch mật (viêm, tắc đường dẫn mật…).
- Do bệnh trào ngược thực quản.
- Do rối loạn hệ thống vi khuẩn chí trong đường tiêu hóa (loạn khuẩn) làm cho thức ăn không đủ men để chuyển hóa thức ăn gây ứ đọng, lên men và sinh hơi.
- Do bệnh thuộc đường tiêu hóa như bệnh về dạ dày: viêm, loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày…
- Do bệnh viêm đại tràng co thắt (hội chứng viêm đại tràng kích thích); bệnh giảm nhu động ruột do gây đầy hơi, trướng bụng bởi vi khuẩn lên men tinh bột tồn tại lâu ngày trong lòng đại tràng.
Đầy hơi, chướng bụng do viêm, tắc đường dẫn mật…(Ảnh minh họa)
- Sau phẫu thuật đường tiêu hóa: dạ dày, đại tràng…
- Do rối loạn hấp thu (thường gặp ở trẻ em bị rối loạn hấp thu sữa)
- Do bệnh thuộc về hệ thống tâm thần – thần kinh: những người hay lo âu, thần kinh căng thẳng, gặp nhiều stress cũng có thể gây đầy hơi, trướng bụng.
- Do sử dụng thuốc chữa bệnh làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý bình thường của hệ tiêu hóa (dạ dày, ruột).
Cách hạn chế hiện tượng đầy hơi, chướng bụng
Để hạn chế hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và lối sống.
1. Chế độ ăn uống giúp giảm đầy hơi, chương bụng
Uống đủ nước
Uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, giúp tống các độc tố gây tiêu hóa kém ra khỏi cơ thể.
Ăn trái cây và rau xanh
- Rau xanh và trái cây cung cấp một lượng chất xơ lớn cho cơ thể, có xu hướng thải nhanh qua đường tiêu hóa, loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể.
- Bổ sung rau xanh, tinh bột như: các loại rau cải, xà lách, rau dền, khoai tây, khoai lang, ngũ cốc. Ưu tiên tỏi và một số loại hoa quả như cam, bưởi, táo, dứa, lê sau những bữa ăn nhiều đạm.
Ăn chậm
- Ăn chậm, nhai kỹ, ăn những miếng nhỏ để tránh nuốt không khí cùng thức ăn vào dạ dày (gây co rút dạ dày và các dạng khó tiêu khác)
- Hạn chế ăn thức ăn chua, cay, kẹo, bánh ngọt…
Chia nhỏ bữa ăn
Đối với những người bị ợ nóng hoặc trào ngược axit, để tránh các áp lực cho dạ dày nên chia bữa ăn thành 4-5 bữa nhỏ mỗi ngày.
Hạn chế nói chuyện khi ăn
- Nói chuyện trong khi ăn khiến cơ thể nuốt một lượng không khí vào bụng là một trong những nguyên nhân gây đầy hơi.
- Bỏ thói quen nhai kẹo cao su (nhai kẹo cao su sẽ làm cho bụng bị tích nhiều khí làm nặng thêm chứng đầy hơi).
2. Lối sống giúp giảm đầy hơi chướng bụng
Tập thể dục thường xuyên
- Nếu cơ thể không vận động sẽ tạo ra điểm xoắn trong quá trình tiêu hóa, cản trở việc tiêu hóa.
- Lựa chọn loại hình: đi bộ, chạy bộ, bơi lội giúp đẩy các chất thải và hơi ra khỏi cơ thể.
Lưu ý: Ở người bình thường hơi chứa trong ruột có khoảng 200ml và được đưa ra ngoài bình quân khoảng từ 14 – 25 lần trong một ngày đêm theo đường hậu môn do trung tiện.
Tránh rượu, thuốc lá:
Uống rượu và hút thuốc nhiều có thể gây buồn nôn và làm tăng nồng độ axít trong bụng có thể dẫn đến trào ngược axít và ợ nóng. Vì vậy cần tránh xa thuốc lá và đồ uống có cồn.
Vệ sinh răng miệng hàng ngày
Vệ sinh răng miện tránh các chất cặn bã bám ở chân răng, trong khoang miệng
Ngoài ra có thể mát xa bụng để làm tăng nhu động của dạ dày, ruột giúp cho việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh ứ đọng thức ăn nhiều ngày.
Mẹo chữa đầy hơi, chướng bụng đơn thuần
- Chườm nóng vùng sườn bên phải hoặc quanh rốn.
- Xoa đều vùng bụng theo chiều kim đồng hồ từ sườn bên phải sang trái, xuống dưới, sang phải, rồi trở về điểm xuất phát cho đến khi ợ hơi.
- Uống từng ngụm nước nóng có ít lát gừng tươi hay vài giọt dầu bạc hà.
- Uống một ngụm rượu vang trắng có ngâm thì là sau mỗi bữa ăn.
- Cúi gập người xuống trong 15 giây rồi lại ngồi thẳng dậy, lặp lại như vậy 5 lần.
Lời kết
Chướng bụng là một hiện tượng quen thuộc xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Đau bụng do đầy hơi khó tiêu thường xảy ra với những người bụng yếu, người thường xuyên ăn ngoài, ăn những thức nhiều dầu mỡ….
Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị chướng bụng, đầy hơi thì người bệnh cần phải đi khám để xác định nguyên nhân xem đó là đầy hơi, chướng bụng đơn thuần hay bệnh lý để kịp thời điều trị.
Mặt khác, để bảo vệ sức khỏe, chúng ta cần ăn chậm, nhai kỹ, không nuốt vội vàng, không ăn quá no….ngoài ra hạn chế một số loại thức ăn có khả năng gây đầy hơi, chướng bụng như: đồ ngọt, chất béo, uống bia, rượu…